Chúa Nhật thứ 3 mùa Vọng năm A




Chúa Nhật thứ 3 mùa Vọng năm A

Thứ Hai trong tuần 3 MV ngày 12 tháng 12, lễ Đức Mẹ Guadalupe. Lễ kính.
Bài đọc: Ds 24, 2-7. 15-17a
Đáp ca: Tv 24, 4bc-5ab. 6-7bc. 8-9
Phúc âm: Mt 21, 23-27

Thứ Ba trong tuần 3 MV ngày 13 tháng 12, thánh Lucia trinh nữ tử đạo. Lễ nhớ.
Bài đọc: Xp 3, 1-2. 9-13
Đáp ca: Tv 33, 2-3. 6-7. 17-18. 19 và 23
Phúc âm: Mt 21, 28-32

Thứ Tư trong tuần 3 MV ngày 14 tháng 12, thánh Gioan Thánh giá, linh mục, tsht. Lễ nhớ.
Bài đọc: Is 45, 6b-8. 18. 21b-26
Đáp ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14
Phúc âm: Lc 7, 19-23

Thứ Năm trong tuần 3 MV ngày 15 tháng 12
Bài đọc: Is 54, 1-10
Đáp ca: Tv 29, 2 và 4. 5-6. 11-12a và 13b
Phúc âm: Lc 7, 24-30

Thứ Sáu trong tuần 3 MV ngày 16 tháng 12
Bài đọc: Is 56, 1-3a. 6-8
Đáp ca: Tv 66, 2-3. 5. 7-8
Phúc âm: Ga 5, 33-36

Thứ Bảy trong tuần 3 MV ngày 17 tháng 12
Bài đọc: St 49, 2. 8-10
Đáp ca: Tv 71, 2. 3-4ab. 7-8. 17
Phúc âm: Mt 1, 1-17

Chúa Nhật thứ 4 mùa Vọng năm A ngày 18 tháng 12
Bài đọc I: Is 7, 10-14
Đáp ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6
Bài đọc II: Rm 1, 1-7
Phúc âm: Mt 1, 18-24

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 4 mùa Vọng năm A

Phúc âm: Mt 1, 18-24

18 Sau đây là gốc tích Ðức Giêsu Kitô: bà Maria, mẹ Người, đã thành hôn với ông Giuse. Nhưng trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần. 19 Ông Giuse, chồng bà, là người công chính và không muốn tố giác bà, nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo. 20 Ông đang toan tính như vậy, thì kìa sứ thần Chúa hiện đến báo mộng cho ông rằng: "Này ông Giuse, là con cháu Ðavít, đừng ngại đón bà Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng Chúa Thánh Thần. 21 Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ." 22 Tất cả sự việc này đã xảy ra, là để ứng nghiệm lời xưa kia Chúa phán qua miệng ngôn sứ: 23 Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuen, nghĩa là "Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta". 24 Khi tỉnh giấc, ông Giu-se làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Đức Giêsu là cùng đích và sự hoàn tất của lịch sử Israel, là như một khởi đầu mới phát xuất từ Thiên Chúa. Như thế, Thiên Chúa không bỏ mặc dân Ngài xoay xở bằng sức lực riêng, phó mặc con người cho sức mạnh của lịch sử. Đức Giêsu là quà tặng chân thật Thiên Chúa ban cho dân Ngài. Nơi Người, công trình cứu độ của Thiên Chúa được hoàn tất và sự hiệp thông mật thiết nhất giữa Thiên Chúa và loài người được thiết lập: Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

2. Đức Giêsu là con cháu vua Đavít, nhưng không theo nghĩa là Người có một quyền lực chính trị hoặc quân sự, hoặc Người là một nhà giải phóng chính trị theo nghĩa trần thế. Người sẽ giải thoát loài người khỏi tội lỗi, sẽ đưa con người thoát khỏi tình trạng xa cách với Thiên Chúa và đưa họ về hiệp thông trọn vẹn với Ngài. 

3. Bởi vì biết là Thiên Chúa đang can thiệp vào cuộc đời Maria cách đặc biệt mà lại không thấy Ngài giao phó cho mình sứ mạng gì đặc biệt, Giuse tìm cách âm thầm rút lui. Ngài chứng tỏ ngài có một cảm thức sắc bén về Thiên Chúa, một lòng tôn trọng thẳm sâu đối với mầu nhiệm của Thiên Chúa và mầu nhiệm thánh ý Ngài. Người Kitô hữu được mời gọi học nơi Giuse bài học này: tôn trọng đối với các dự phóng của Thiên Chúa nơi mình và nơi kẻ khác, nhạy bén đối với sự cao cả thẳm sâu và sự hiện diện gần gũi của Ngài trong những biến cố lớn nhỏ thuộc cuộc sống hằng ngày. 

4. Đức Giêsu chính là Emmanuel, “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn khi đọc TM Mt cho đến hết (Mt 28,20). Hôm nay Người là Emmanuel để tiếp tục hỗ trợ  chúng ta trong hành trình trần thế, trong nỗ lực loan báo Tin Mừng “cho muôn dân” và cứu độ chúng ta bằng quyền năng của Đấng “đã được ban cho toàn quyền trên trời dưới đất”.   

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Fourth Sunday of Advent – Year A

Gospel: Mt 1:18-24

This is how the birth of Jesus Christ came about. When his mother Mary was betrothed to Joseph, but before they lived together, she was found with child through the Holy Spirit. Joseph her husband, since he was a righteous man, yet unwilling to expose her to shame, decided to divorce her quietly. Such was his intention when, behold, the angel of the Lord appeared to him in a dream and said, “Joseph, son of David, do not be afraid to take Mary your wife into your home. For it is through the Holy Spirit that this child has been conceived in her. She will bear a son and you are to name him Jesus, because he will save his people from their sins.” All this took place to fulfill what the Lord had said through the prophet: Behold, the virgin shall conceive and bear a son, and they shall name him Emmanuel, which means “God is with us.” When Joseph awoke, he did as the angel of the Lord had commanded him and took his wife into his home.

(http://www.usccb.org)

Reflection

Some events are so momentous that they effect immediate and dramatic change. Katrina changed New Orleans forever, and how FEMA responds to disasters. 9/11 changed our sense of national security, and brought about a new cabinet position and the eroding of an absolute right to privacy. Death physically separates us from a loved one, and calls us to spiritual love and memory. Marriage ends being single, and unites a man and a woman as one. The birth of a child creates a new family, and brings untold responsibility and joy to the parents. Who in the world would ever trust a dream solely to guide a momentous event? Joseph does! His life is about to change immediately and dramatically. Rather than taking Mary “into his home” to lead a quiet life, to look forward to having children, to enter into old age with his beloved, Joseph must make an unselfish and mystery-laden decision. This gospel describes events that led to “the birth of Jesus Christ” at the time of a whole new in-breaking of God into human history. This clearly would be no ordinary son of Joseph. This Child would be different from all others. This Child, from the moment of his conception, effected immediate and dramatic change. The Virgin Mary conceived by “the Holy Spirit” and the reassured Joseph “took his wife into his home.” Mary and Joseph say yes to God - and Emmanuel, “God is with us.” But the immediate and dramatic change effected by the birth of Emmanuel has to do with others besides Mary and Joseph. From the beginning, this Child was not theirs, but was of God and belonged to the whole world. Mary and Joseph typify how we ourselves give “birth” to Jesus in our own time. By opening ourselves to the Holy Spirit and cooperating with God’s plan for our life, we, like Mary and Joseph, usher in a whole new inbreaking of God into human history. Truly, Emmanuel, “God is with us.” This story, which begins with the yes of Joseph and Mary, continues through history with our yes to opening ourselves to God’s dwelling among us. The birth of this Child isn’t simply a historical event that happened long ago, but is a present experience of “God is with us.” Though unnamed in the gospels, we are to be the Josephs who dream dreams and the Marys who give birth to this Child who saves. “This is how the birth of Jesus Christ [comes] about”: we say yes to God, even when we don’t understand what God is asking of us. We give birth to Emmanuel in our homes, cities, nations. We are to be the risen Presence of Christ in our world, we are to make his Gospel known, and we are to do all that God commands us, too. This is how “God is with us.” We are to give birth to Emmanuel, “God is with us.”

To the point:

This gospel describes events that led to “the birth of Jesus Christ” at the time of a whole new in-breaking of God into human history. The Virgin Mary conceived by “the Holy Spirit” and the reassured Joseph “took his wife into his home.” Mary and Joseph typify how we ourselves give “birth” to Jesus in our own time. By opening ourselves to the Holy Spirit and cooperating with God’s plan for our life, we, like Mary and Joseph, usher in a whole new inbreaking of God into human history. Truly, Emmanuel, “God is with us.”

(Source: Living Liturgy 2017)