Chúa Nhật thứ 2 mùa Vọng năm A




Chúa Nhật thứ 2 mùa Vọng năm A

Thứ Hai trong tuần 2 MV ngày 5 tháng 12
Bài đọc: Is 35, 1-10
Đáp ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14
Phúc âm: Lc 5, 17-26

Thứ Ba trong tuần 2 MV ngày 6 tháng 12
Bài đọc: Is 40, 1-11
Đáp ca: Tv 95, 1-2. 3 và 10ac. 11-12. 13
Phúc âm: Mt 18, 12-14

Thứ Tư trong tuần 2 MV ngày 7 tháng 12, thánh Ambrôsiô, giám mục, tsht. Lễ nhớ.
Bài đọc: Is 40, 25-31
Đáp ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 8 và 10
Phúc âm: Mt 11, 28-30

Thứ Năm trong tuần 2 MV ngày 8 tháng 12, lễ Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội. Lễ trọng và buộc.
Bài đọc 1: St 3, 9-15. 20
Đáp ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4
Bài đọc 2: Ep 1, 3-6. 11-12
Phúc âm: Lc 1, 26-38

Thứ Sáu trong tuần 2 MV ngày 9 tháng 12
Bài đọc: Is 48, 17-19
Đáp ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6
Phúc âm: Mt 11, 16-19

Thứ Bảy trong tuần 2 MV ngày 10 tháng 12
Bài đọc: Hc 48, 1-4. 9-11
Đáp ca: Tv 79, 2ac và 3b. 15-16. 18-19
Phúc âm: Mt 17, 10-13

Chúa Nhật thứ 3 mùa Vọng năm A ngày 11 tháng 12
Bài đọc I: Is 35, 1-6a. 10
Đáp ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10
Bài đọc II: Gc 5, 7-10
Phúc âm: Mt 11, 2-11

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 3 mùa Vọng năm A

Phúc âm: Mt 11, 2-11

2 Ông Gioan lúc ấy đang ngồi tù, nghe biết những việc Ðức Kitô làm, liền sai môn đệ đến hỏi Người rằng: 3 "Thưa Thầy, Thầy có đúng là Ðấng phải đến không, hay là chúng tôi còn phải đợi ai khác?" 4 Ðức Giêsu trả lời: "Các anh cứ về thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: 5 Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng, 6 và phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi". 7 Họ đi rồi, Ðức Giêsu bắt đầu nói với đám đông về ông Gioan rằng: "Anh em ra xem gì trong hoang địa? Một cây sậy phất phơ trước gió chăng? 8 Thế thì anh em ra xem gì? Một người mặc gấm vóc lụa là chăng? Kìa những kẻ mặc gấm vóc lụa là thì ở trong cung điện nhà vua. 9 Thế thì anh em ra làm gì? Ðể xem một vị ngôn sứ chăng? Ðúng thế đó; mà tôi nói cho anh em biết, đây còn hơn cả ngôn sứ nữa. 10 Chính ông là người Kinh Thánh đã nói tới khi chép rằng: Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến. 11 "Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời còn cao trọng hơn ông.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Hôm nay, nhiều Kitô hữu vẫn đang mơ một ơn cứu độ không phù hợp với cách Thiên Chúa quan niệm. Việc Đức Giêsu chữa bệnh và nhất là việc loan báo Tin Mừng cho người nghèo cho thấy rằng Người không phải là một thẩm phán nghiêm khắc nhưng là một vị Mêsia ân cần và từ bi. Thay vì trừng phạt những kẻ tội lỗi, loại trừ những kẻ gian ác, Người lại ban ơn chữa lành cả tâm hồn và thân xác, Người an ủi, Người soi chiếu, Người trợ giúp những ai đang đau khổ, Người đi qua giữa loài người để chỉ làm điều thiện (ch. 8–9), tha thứ tội lỗi (9,2). Hẳn là có những người khó chịu? Ngay chúng ta đây, chúng ta có chấp nhận được việc Thiên Chúa mạc khải tình yêu của Ngài ra trong sự khiêm nhường và yếu đuối chăng? Do đó Đức Giêsu đã nói: “Phúc thay người nào không vấp ngã vì tôi”. Đây cũng chính là “cớ vấp phạm” do các Mối Phúc gây ra.

2. Con đường tất cả các môn đệ phải theo là nhìn thấy các dấu chỉ mà biết giải thích đúng đắn, biết nhận ra đó là các công trình của Thiên Chúa. Đây là nẻo đường đức tin, khởi đi từ những điều thấy được và đưa tới chỗ khám phá ra Đức Giêsu là ai. Đây là con đường đưa từ bóng tối đến ánh sáng, đi từ những dấu chỉ đến với thực tại được ám chỉ. Nhìn Hài Nhi bé bỏng yếu ớt nằm trong máng cỏ, mà nhận ra đó là Cứu Chúa và Đức Chúa; nhìn Con người bị đóng đinh đau đớn và nhục nhã nhất mà nhận ra đó là Đức Vua Cứu thế, đấy là qua dấu chỉ mà khám ra được thực tại.

3. Đức Giêsu tôn trọng tự do chọn lựa hay từ chối của chúng ta; Người không áp đặt. Do đó, chúng ta không được đánh giá Đức Giêsu tùy theo các chờ đợi hoặc ước muốn của chúng ta, và dựa trên đó mà chỉ trích hay từ khước Người. Trái lại, chúng ta phải thấy thực sự Người là ai và Người đang làm gì, để rồi đón tiếp Người với niềm vui và tri ân, cho dù chúng ta phải sửa chữa và bỏ đi một vài ý tưởng hoặc sự chờ đợi sai lạc nào đó.

4. Là những con người sống ở thời đại “cuối cùng”, chúng ta “có phúc” hơn là chính Gioan Tẩy Giả. Tuy nhiên, chúng ta có biết trân trọng những ân huệ đang nhận và dùng những ân huệ đó mà xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho người khác chăng?

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Third Sunday of Advent – Year A

Gospel: Mt 11:2-11

When John the Baptist heard in prison of the works of the Christ, he sent his disciples to Jesus with this question, “Are you the one who is to come, or should we look for another?” Jesus said to them in reply, “Go and tell John what you hear and see: the blind regain their sight, the lame walk, lepers are cleansed, the deaf hear, the dead are raised, and the poor have the good news proclaimed to them. And blessed is the one who takes no offense at me.”

As they were going off, Jesus began to speak to the crowds about John, “What did you go out to the desert to see? A reed swayed by the wind? Then what did you go out to see? Someone dressed in fine clothing? Those who wear fine clothing are in royal palaces. Then why did you go out? To see a prophet? Yes, I tell you, and more than a prophet. This is the one about whom it is written: Behold, I am sending my messenger ahead of you; he will prepare your way before you. Amen, I say to you, among those born of women there has been none greater than John the Baptist; yet the least in the kingdom of heaven is greater than he.”

(http://www.usccb.org)

Reflection

This gospel could well be the original “show-and-tell” time! Missouri has the slogan “Show-me state” on their license plates. We contend that “a picture is worth a thou- sand words.” Sometimes believing is hard to come by. To move forward we need to see concrete evidence for ourselves. We want to see or hear, taste or feel the evi- dence. We want to be shown. When John the Baptist sends his disciples to inquire if Jesus is “the one who is to come,” Jesus is very concrete about his response. He does not ask John and his disciples to believe only because he says so, but points to the concrete good works that he does. Jesus is a Messiah not according to their reckoning. He is not a Messiah who comes in power and glory, but one who comes with care and compassion, with mercy and forgiveness, with good news proclaimed to everyone. The Messiah’s identity is revealed not as the people expected him to be, but according to God’s plan for those who wish to be in “the kingdom of heaven.” In reality, three identities are revealed in this gospel. First, John seeks to know if Jesus is “the one who is to come.” Jesus does not respond with a simple yes, but invites John and his disciples to discover his identity by hearing and seeing his good works. Then Jesus reveals who John is. Even “more than a prophet,” he is the messenger of the Messiah. He is the one who diverts attention from himself to prepare his hearers to accept a Messiah revealed not by power and wealth but by self-giving regard for others. Finally Jesus reveals who we are. We, “the least in the kingdom of heaven,” are greater than John. How can this be? The crowds went out in the desert to see a prophet and Jesus assures them they saw even more and extols John’s greatness. Now here is the real shock of the gospel: as great as John is, as privileged as he is to be the messenger of the Messiah, we who follow Jesus - even the very least of us - are still greater than John! We are those who inherit “the kingdom of heaven,” provided we take up Jesus’ tender and merciful servant ministry and continue to bring sight and healing to those in need and proclaim the Good News to all those we meet. Now it is to be our work to announce to others that the Messiah is among us, within us. Let us see John for who he really was - the humble messenger pointing to the Messiah. Let us see Jesus for who he really is - the Messiah-King whose power is in his being the self-giving, tender, merciful servant. Let us see ourselves for who we really are - God’s beloved people who, when we minister as Jesus did, are even greater than John. Yes, seeing is believing - but only when we see and hear evi- dence of God’s in-breaking. Only when our own way of living is concrete evidence that the Messiah comes, that “the kingdom of heaven” is upon us.

To the point:

Three identities are revealed in this gospel. John seeks to know if Jesus is “the one who is to come.” Jesus does not respond with a simple yes, but invites John and his disciples to discover his identity by hearing and seeing his good works. Then Jesus reveals who John is. Even “more than a prophet,” he is the messenger of the Messiah. Finally Jesus reveals who we are. We, “the least in the kingdom of heaven,” are greater than John. How can this be?

(Source: Living Liturgy 2017)