Chúa Nhật Lễ Chúa Hiển Linh năm A




Chúa Nhật Lễ Chúa Hiển Linh năm A


Thứ Hai trong tuần 1 TN ngày 9 tháng 1, lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa.

Bài đọc: Is 42, 1-4. 6-7
Đáp ca: Tv 28, 1a và 2. 3ac-4. 3b và 9b-10
Phúc âm: Mt 3, 13-17

Thứ Ba trong tuần 1 TN ngày 10 tháng 1
Bài đọc: Dt 2, 5-12
Đáp ca: Tv 8, 2a và 5. 6-7. 8-9.
Phúc âm: Mc 1, 21-28

Thứ Tư trong tuần 1 TN ngày 11 tháng 1
Bài đọc: Dt 2, 14-18
Đáp ca: Tv 104, 1-2. 3-4. 6-7. 8-9.
Phúc âm: Mc 1, 29-39

Thứ Năm trong tuần 1 TN ngày 12 tháng 1
Bài đọc: Dt 3, 7-14
Đáp ca: Tv 94, 6-7. 8-9. 10-11.
Phúc âm: Mc 1, 40-45

Thứ Sáu trong tuần 1 TN ngày 13 tháng 1
Bài đọc: Dt 4, 1-5. 11
Đáp ca: Tv 77, 3 và 4bc. 6c-7. 8
Phúc âm: Mc 2, 1-12

Thứ Bảy trong tuần 1 TN ngày 14 tháng 1
Bài đọc: Dt 4, 12-16
Đáp ca: Tv 18, 8 . 9. 10. 15
Phúc âm: Mc 2, 13-17

Chúa Nhật thứ 2 TN năm A ngày 15 tháng 1
Bài đọc I: Is 49, 3. 5-6
Đáp ca: Tv 39, 2 và 4ab. 7-8a. 8b-9. 10
Bài đọc II: 1 Cr 1, 1-3
Phúc âm: Ga 1, 29-34


HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 2 TN năm A


Phúc âm: Ga 1, 29-34



Hôm sau, ông Gioan thấy Ðức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: "Ðây là Chiên Thiên Chúa, đây Ðấng xóa bỏ tội trần gian. 29 Chính Người là Ðấng tôi đã nói tới khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi. 30 Tôi đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ítraen, tôi đến làm phép rửa trong nước." 31 Ông Gioan còn làm chứng: "Tôi đã thấy Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người. 32 Tôi đã không biết Người. Nhưng chính Ðấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Thánh Thần". 33 Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Ðấng Thiên Chúa tuyển chọn".

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Nội dung của lời chứng Gioan cho thấy vị trí tuyệt đối duy nhất và sứ mạng của Đức Giêsu. Ở đầu và ở cuối TM IV, tác giả nhấn mạnh về sự cần thiết phải có việc làm chứng để có thể đến với Đức Giêsu, bởi vì Người không cho người ta nhận biết Người qua các thị kiến, các soi sáng bên trong hoặc những bằng chứng bên ngoài. Gioan, vị chứng nhân, đã đưa các môn đệ đến với Đức Giêsu (Ga 1,35-37); tới lượt mình, các ông này cũng trở thành chứng nhân (x. 1,41.45; 19,35) và được mời gọi làm chứng (x. 17,18; 20,21).

2. Đức Giêsu đến như là Người Tôi Trung của Đức Chúa. Chúng ta nhớ lại một vài câu của Is 53 nói về nhân vật huyền bí này: “Nhưng Đức Chúa đã đổ trên đầu người tội lỗi của tất cả chúng ta. Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. […].  Người đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi” (Is 53,6-7.12). Đức Giêsu sẽ thay mọi người gánh lấy tội lỗi và các hậu quả của tội lỗi. Người im lặng, không hề phản kháng, Người mang trên mình tất cả những đau khổ và hiến dâng chính mạng sống mình. Nhờ đó, Người có thể đưa lại ơn cứu độ và đời sống ân sủng cho chúng ta. Chúng ta tưởng niệm công trình cứu độ Đức Giêsu đã thực hiện và học lấy bài học của Người khi ra đi tìm cách cứu thế với Người.

3. Trước khi lên rước lễ, chúng ta nhắc lại câu nói của Gioan: “Đây Chiên Thiên Chúa”. Điều này có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Phải chăng đây chỉ là một hình ảnh thi vị, lãng mạn, nhưng xa lạ với dân Á-đông (con chiên) khiến chúng ta phải nghĩ đến việc tìm một hình ảnh thay thế (hội nhập văn hóa!)? Hay là đây là một hình ảnh đầy ắp những ý nghĩa thuộc Cựu Ước, những ý nghĩa liên quan đến việc cứu độ chúng ta? Có nhận thức rằng Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất, chúng ta mới khiêm tốn thưa, như viên sĩ quan (Mt 8,8): “Lạy Chúa, con chẳng đáng Chúa ngự vào nhà con…”.

4. Chúng ta cũng suy nghĩ về cung cách làm chứng của Gioan. Ông biết tư cách của mình và biết công việc phải chu toàn. Được Thiên Chúa hướng dẫn qua các dấu chỉ, ông đã nêu lên một chứng từ đơn giản và rõ ràng về Đức Giêsu. Người tín hữu bắt chước vị Tiền Hô, cứ làm chứng trong mức độ hiểu biết lúc này. Qua dòng thời gian, Thiên Chúa sẽ tiếp tục dạy dỗ để người ấy có thể nêu lên một chứng từ rõ nét và sắc bén hơn về Đức Giêsu.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Second Sunday in Ordinary Time – Year A

Gospel: Jn 1:29-34

John the Baptist saw Jesus coming toward him and said, "Behold, the Lamb of God, who takes away the sin of the world. He is the one of whom I said, 'A man is coming after me who ranks ahead of me because he existed before me.' I did not know him, but the reason why I came baptizing with water was that he might be made known to Israel." John testified further, saying, "I saw the Spirit come down like a dove from heaven and remain upon him. I did not know him, but the one who sent me to baptize with water told me, 'On whomever you see the Spirit come down and remain, he is the one who will baptize with the Holy Spirit.' Now I have seen and testified that he is the Son of God."

(http://www.usccb.org)

Reflection

Spring, a time when life bursts forth in all its beauty, is a traditional time for lambing. Among some breeds lambing is seasonal: impregnation in the fall, birth in the spring. It is as though sheep instinctively respect spring’s need to be lavish with new life. Spring is the time when grass is plentiful, so feed is plentiful. Twins are the norm -lambs usually come in twos. In this Sunday’s gospel, John calls Jesus “the Lamb of God.” And twins/twos and the promise of new Life abound in this gospel. John’s prophetic announcement, “Behold, the Lamb of God,” reveals two things about Jesus. He is “the Lamb” who will be sacrificed for the remission of “the sin of the world.” He is “of God” who will “baptize with the Holy Spirit.” This one, seemingly simple phrase “Lamb of God” metaphorically captures the whole saving mystery of Christ. He will be the Lamb who is sacrificed for our salvation. He is “the Son of God” in whom God’s glory shines (see first reading). This “Lamb of God” will give his life so that we might have Life. This “Lamb of God” seeks to twin with us so that we may share in his glory. This “Lamb of God” baptizes us with the Holy Spirit so that we might know him, walk in his ways, and have abundant Life. Further, the gospel reveals two things about baptism. Baptism with water washes away our sin. The remission of our sin gives us holiness of life, and demands of us that we live according to the Life that we have been given. On our own, this would be more than a daunting task. But Jesus brought a baptism beyond that of water. He “will baptize with the Holy Spirit.” Through baptism we are “twinned” with the Holy Spirit. Baptism with the Holy Spirit empowers us to come to know who Jesus is. With- out the Holy Spirit, we could not know Jesus. Like John, we do not know Jesus - until our baptism initiates us into a lifelong encounter with “the Lamb of God.” Getting to know Jesus takes a lifetime, because knowing him is not simply an intellectual exercise, a social encounter, or a casual event. As “the Son of God,” Jesus is the very depth of Life itself. He wishes to be known so that we twins of his grow in his holiness, in his glory, in his grace and beauty. Knowing him is more even than lifelong encounter. Knowing and twinning with Jesus means sacrificing ourselves - giving ourselves over to him so that we grow more fully into the Life he offers us. Now and forever.
To the point:

John’s prophetic announcement, “Behold, the Lamb of God,” reveals two things about Jesus. He is “the Lamb” who will be sacrificed for the remission of “the sin of the world.” He is “of God” who will “baptize with the Holy Spirit.” Further, the gospel reveals two things about baptism. Baptism with water washes away our sin. Baptism with the Holy Spirit empowers us to come to know who Jesus is. Like John, we do not know Jesus - until our baptism initiates us into a lifelong encounter with “the Lamb of God.”

(Source: Living Liturgy 2017)