Chúa Nhật thứ 34 Thường niên năm C




Chúa Nhật thứ 34 Thường niên năm C

Thứ Hai trong tuần 34 Thường niên ngày 21 tháng 11, Đức Mẹ dâng mình trong đền thờ. Lễ nhớ.
Bài đọc: Kh 14, 1-3, 4b-5
Đáp ca: Tv 23, 1-2. 3-4ab. 5-6
Phúc âm: Lc 21, 1-4

Thứ Ba trong tuần 34 Thường niên ngày 22 tháng 11, thánh Cêcilia trinh nữ tử đạo. Lễ nhớ.
Bài đọc: Kh 14, 14-19
Đáp ca: Tv 95, 10. 11-12. 13
Phúc âm: Lc 21, 5-11

Thứ Tư trong tuần 34 Thường niên ngày 23 tháng 11
Bài đọc: Kh 15, 1-4
Đáp ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 7-8. 9
Phúc âm: Lc 21, 12-19

Thứ Năm trong tuần 34 Thường niên ngày 24 tháng 11, Lễ Tạ ơn, Lễ Các Thánh Tử đạo Việt Nam, bổn mạng giáo xứ.
Bài đọc 1: Kn 3, 1-9
Đáp ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Bài đọc 2: 1 Cr 1, 17-25
Phúc âm: Mt 10, 17-22

Thứ Sáu trong tuần 34 Thường niên ngày 25 tháng 11
Bài đọc: Kh 20, 1-4. 11 - 21, 2
Đáp ca: Tv 83, 3. 4. 5-6a và 8a
Phúc âm: Lc 21, 29-33

Thứ Bảy trong tuần 34 Thường niên ngày 26 tháng 11
Bài đọc: Kh 22, 1-7
Đáp ca: Tv 94, 1-2. 3-5. 6-7   
Phúc âm: Lc 21, 34-36

Chúa Nhật thứ 1 mùa Vọng năm A ngày 27 tháng 11
Bài đọc I: Is 2, 1-5
Đáp ca: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5. 6-7. 8-9
Bài đọc II: Rm 13, 11-14
Phúc âm: Mt 24, 37-44

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật thứ 1 mùa Vọng năm A

Phúc âm: Mt 24, 37-44

(37) "Quả thế, thời ông Nôê thế nào, thì cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. (38) Vì trong những ngày trước nạn hồng thủy, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nôê vào tàu. (39) Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Cuộc quang lâm của Con Người cũng sẽ như vậy. (40) Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại; (41) hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại.

(42) "Vậy anh em hãy canh thức, vì anh em không biết ngày nào Chúa của anh em đến. (43) Anh em hãy biết điều này: nếu chủ nhà biết vào canh nào kẻ trộm sẽ đến, hẵn ông đã thức, không để nó khoét vách nhà mình đâu. (44) Cho nên anh em cũng vậy, anh em hãy sẵn sàng, vì chính giờ phút anh em không ngờ, thì Con Người sẽ đến.

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Đức Giêsu khẳng định là không một ai có thể biết được ngày giờ Người trở lại trần gian và tính toán để tìm ra ngày giờ ấy. Do đó, điều hết sức hệ trọng là luôn sẵn sàng cho biến cố ấy, tức là lưu ý đến tính bất xác, tính bất khả tri và bất khả tiên liệu của ngày giờ đó, hầu tránh được lối sống mù quáng. Chúng ta vẫn đang hy vọng Người trở lại. Nhưng đây không phải là một nỗi niềm chờ mong khắc khoải, mà là một xác tín rằng Người cũng là Đấng đã đến và đang đến sống giữa chúng ta: chính Người đang và sẽ đưa lại ý nghĩa chân thật cho cuộc đời và vũ trụ chúng ta.

2. Vì đã được Đức Giêsu dạy là không thể tìm ra đáp án cho các câu hỏi “khi nào và cách nào”, người Kitô hữu chỉ càng chăm chú sống y như thể ngày đó đang đến rồi. Tuy nhiên, canh thức và sẵn sàng không có nghĩa là cứ đưa mắt nhìn về trời! Lời Chúa mời gọi chúng ta quan tâm đến những nhiệm vụ hằng ngày chúng ta đã và sẽ đảm nhận. Sống và làm việc đúng như Người đã giáo huấn chúng ta, đó là cách thức tốt nhất để đón Người vào ngày Người trở lại. Sự canh thức càng có tính thúc bách khi chúng ta không biết giờ cùng tận. Tiếng hô của bài Tin Mừng: “Anh em hãy sẵn sàng! Hãy canh thức!” phải vang lên trong tim của những người đang chờ mong cuộc gặp gỡ vĩ đại.

3. Nhìn bề ngoài, không có dấu chỉ nào giúp phân biệt người đang sống đúng thánh ý Thiên Chúa và người không sống như thế, khi mà ai nấy đều đang sống chìm vào giữa những thực tại trần gian. Do đó, chúng ta không được nhìn vào người khác để lượng định bản thân và nhất là để mình rơi vào một thứ yên tâm giả tạo. Tốt nhất là hãy nhớ lại các giáo huấn Đức Giêsu đã ban cho chúng ta, rà soát xem chúng ta đã đưa ra thực hành như thế nào. Bài Giảng trên núi trong TM Mt chính là một cẩm nang giúp người Kitô hữu sống canh thức và sẵn sàng.

4. Chúng ta nhớ rằng chúng ta luôn luôn lệ thuộc vào Đức Giêsu và chúng ta luôn chịu trách nhiệm trước mặt Người. Đức Giêsu đến vào Ngày Quang Lâm không còn phải là trong tư cách Đấng Cứu thế, nhưng trong tư cách vị Thẩm Phán tối cao. Do đó, ngày Người đến sẽ là ngày giờ của sự thật, bởi vì sẽ là ngày giờ để trả lời (“trả lẽ”) với Người về những nhiệm vụ chúng ta phải chu toàn và là ngày giờ chúng ta được vén mở (= mạc khải) cho hiểu biết mọi sự.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

First Sunday of Advent – Year A

Gospel: Mt 24:37-44

Jesus said to his disciples: “As it was in the days of Noah, so it will be at the coming of the Son of Man. In those days before the flood, they were eating and drinking, marrying and giving in marriage, up to the day that Noah entered the ark. They did not know until the flood came and carried them all away. So will it be also at the coming of the Son of Man. Two men will be out in the field; one will be taken, and one will be left. Two women will be grinding at the mill; one will be taken, and one will be left. Therefore, stay awake! For you do not know on which day your Lord will come. Be sure of this: if the master of the house had known the hour of night when the thief was coming, he would have stayed awake and not let his house be broken into. So too, you also must be prepared, for at an hour you do not expect, the Son of Man will come.”

(http://www.usccb.org)

Reflection

Children fight sleep to stay awake when they want to be part of something, want to know what’s going on, want to see the end of a game or movie. Try as they might, though, soon their little eyes flutter shut and heads nod. Sleepiness is hard to fight. This is true not only for children, but for everyone when we don’t take the time to get the rest we need. Our physical sleepiness can alert us to spiritual sleepiness. Jesus admonishes us in this gospel to “stay awake.” Try as we might, however, it is difficult to “stay awake” and keep our eyes constantly on Christ’s comings. We easily get distracted by all of the everyday demands on our time. Daily living is filled with planned events at set hours: eating, drinking, marrying, working. In this way, we human beings measure time. For us, time is duration, relentless minutes ticking on. Once past, there is no recovery of lost hours. Wasted time is lost time. Wasted opportunity is lost growth. Wasted preparedness is lost encounter. There is, however, another time that cannot be measured: God’s time, the fullness of time in which is the fullness of Life. God’s time has no duration. All simply is. All is full of Life. This describes eternity, and even now in our measured time we experience eternity, God’s time. We have those moments when our attentiveness is so acute that the now is all there is. When Jesus admonishes us to “stay awake,” he is inviting attentiveness to his abiding Presence that is now even as its fullness is yet to come. “As it was” and as it is, “[s]o will it be also at the coming of the Son of Man.” How we live now has con- sequences beyond our eating, drinking, marrying, working. How we live now is how we will be: taken into God’s time, or left in the never ending succession of hours and days, weeks and years. How we live in our time is a doorway into God’s time. How we live in our time prepares us for Christ’s Second Coming, while it also prepares us for living more fully even now. Advent calls us to immerse ourselves in God’s time and to stay awake for the Life that is yet to come - and is already now.

To the point:

Daily living is filled with planned events at set hours: eating, drinking, marrying, working. In this way, we human beings measure time. There is, however, another time that cannot be measured: God’s time, the fullness of time in which is the fullness of Life. How we live in our time is a door- way into God’s time. Advent calls us to immerse ourselves in God’s time and to stay awake for the Life that is yet to come - and is already now.

(Source: Living Liturgy 2017)