Chúa Nhật thứ 33 Thường niên năm C



Chúa Nhật thứ 33 Thường niên năm C

Thứ Hai trong tuần 33 thường niên ngày 14 tháng 11
Bài đọc: Kh 1, 1-4; 2, 1-5a
Đáp ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6  
Phúc âm: Lc 18, 35-43

Thứ Ba trong tuần 33 thường niên ngày 15 tháng 11, thánh Alberto Cả, OP, giám mục, TSHT. Lễ nhớ.
Bài đọc: Kh 3, 1-6. 14-22
Đáp ca: Tv 14, 2-3ab. 3cd-4ab. 5
Phúc âm: Lc 19, 1-10

Thứ Tư trong tuần 33 thường niên ngày 16 tháng 11
Bài đọc: Kh 4, 1-11
Đáp ca: Tv 150, 1-2. 3-4. 5-6
Phúc âm: Lc 19 11-28

Thứ Năm trong tuần 33 thường niên ngày 17 tháng 11
Bài đọc: Kh 5, 1-10
Đáp ca: Tv 149, 1-2. 3-4. 5-6a và 9b
Phúc âm: Lc 19, 41-44

Thứ Sáu trong tuần 33 thường niên ngày 18 tháng 11
Bài đọc: Kh 10, 8-11
Đáp ca: Tv 118, 14. 24. 72. 103. 111. 131
Phúc âm: Lc 19, 45-48

Thứ Bảy trong tuần 33 thường niên ngày 19 tháng 11
Bài đọc: Kh 11, 4-12
Đáp ca: Tv 143, 1. 2. 9-10  
Phúc âm: Lc 20, 27-40

Chúa Nhật thứ 34 Thường niên năm C ngày 20 tháng 11
Bài đọc I: 2 Sm 5, 1-3
Đáp ca: Tv 121, 1-2. 3-4a. 4b-5
Bài đọc II: Cl 1, 12-20
Phúc âm: Lc 23, 35-43

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 34 Thường niên năm C – Chúa Kitô Vua vũ trụ

Phúc âm: Lc 23, 35-43

(35) Dân chúng đứng nhìn, còn các thủ lãnh thì buông lời cười nhạo: "Hắn đã cứu người khác, thì cứu lấy mình đi, nếu thật hắn là Ðấng Kitô, của Thiên Chúa, là người được tuyển chọn!" (36) Lính tráng cũng chế giễu Người. Chúng lại gần, đưa giấm cho Người uống (37) và nói: "Nếu ông là vua dân Do thái thì cứu lấy mình đi!" (38) Phía trền đầu Người, có bản án viết: "Ðây là vua người Do thái".

(39) Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Ðấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!" (40) Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! (41) Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái!" (42) Rồi anh ta thưa với Ðức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!" (43) Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Ðàng".

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Ra sức làm một hành vi vĩ đại, thì đã chứng tỏ mình đáng được nể trọng. Nhưng im lặng thản nhiên, khi bị người ta khinh bỉ, sỉ nhục, bôi nhọ, thì càng chứng tỏ mình có tâm hồn cao thượng và đáng nể trọng hơn. Đức Giêsu đã chứng tỏ như thế, nhất là khi Người lại là chính Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa, và các kẻ đang nhao nhao sỉ nhục Người chỉ là những thọ tạo của Người. Đấy là bài học cho các Kitô hữu mỗi khi cảm thấy mình không được tôn trọng đủ.

2. Bản văn nói lên sự mỉa mai của loài người trước Đức Giêsu bị đóng đinh, nhưng cũng cho thấy có sự mỉa mai của Thiên Chúa đối với sự “khôn ngoan ranh mãnh” của người đời: Chính khi họ tưởng họ thắng được Thiên Chúa thì họ lại thua vĩnh viễn; chính khi công trình cứu độ có vẻ thất bại, thì lại thành công mỹ mãn.

3. TM Luca ghi lại biết bao người đã tin tưởng đến với Đức Giêsu và đã trải nghiệm sự giúp đỡ và ơn cứu độ của Người. Người thường bảo họ: “Đức tin của con đã cứu con” (7,50; 8,48; 17,19; 18,42). Cũng như người phụ nữ tội lỗi và như Dakêu, có những người đã đến với Người từ tình trạng bị đẩy ra bên lề và đã được Người ban ơn hoán cải và ơn cứu độ. Anh gian phi hoán cải là kết tinh của công trình cứu chữa này. Anh ở trong tình trạng bị loại trừ tuyệt đối, anh nhìn nhận mình đáng phải chết đóng đinh, nhưng anh cũng xứng đáng được Đức Giêsu áp dụng câu nói: “Đức tin của anh đã cứu anh”. Anh đã tin vào Đức Giêsu, một con người bị đóng đinh như anh. Do đó, anh đã được ban cho ơn cứu độ toàn vẹn.

4. Đức Giêsu chịu đóng đinh là để cho thấy rằng Người không phải là một Đức Vua Cứu thế sẽ đảm bảo cho họ có sự sung túc trần thế. Người đã không cứu chính mình khỏi chết, thì Người cũng không gìn giữ chúng ta khỏi bệnh tật và cái chết. Quyền lực của Người không nhắm đến đời sống thoải mái trần tục của chúng ta, nhưng nhắm đến đời sống của chúng ta với Thiên Chúa. Ai tìm sự hiệp thông với Thiên Chúa, và biết nhờ Đức Giêsu, Đức Giêsu sẽ cứu độ người ấy, cho dù người ấy đến với Người như một tên gian phi.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Thirty-four Sunday in Ordinary Time – Year C - The Solemnity of Our Lord Jesus Christ, King of the Universe

Gospel: Lk 23:35-43

The rulers sneered at Jesus and said, “He saved others, let him save himself if he is the chosen one, the Christ of God.” Even the soldiers jeered at him. As they approached to offer him wine they called out, “If you are King of the Jews, save yourself.” Above him there was an inscription that read, “This is the King of the Jews.”

Now one of the criminals hanging there reviled Jesus, saying, “Are you not the Christ? Save yourself and us.” The other, however, rebuking him, said in reply,
“Have you no fear of God, for you are subject to the same condemnation? And indeed, we have been condemned justly, for the sentence we received corresponds to our crimes, but this man has done nothing criminal.” Then he said, “Jesus, remember me when you come into your kingdom.” He replied to him, “Amen, I say to you, today you will be with me in Paradise.”

(http://www.usccb.org)

Reflection

Reflecting on the Gospel Illness tends to make people grumpy. When we don’t feel good, we naturally turn inward upon ourselves. We want this to be over. We want to feel good again and get on with the tasks and challenges at hand. Prolonged illness keeps some people grumpy all the time, while a surprising number of other people seem to be able to rise above their pain and distress and, some- times even because of it, reach out to others. Jesus, in this Sunday’s gospel, is hanging on a cross. He is in much pain and distress. He’s being “sneered at.” He’s being “jeered.” He’s being “reviled.” Was Jesus grumpy and turned inward upon himself? No! Three hang on crosses, suffering and dying. One reviles, one begs for salvation, One promises Paradise. Indeed, only One can promise Paradise. Who but “the Christ of God” could make such a promise? Who but a divine King could reach beyond his own suffering and dying to bestow Life on another? Who but One totally innocent of evil could draw goodness out of one who is “condemned justly”? Three hang on crosses. One remains con- demned. One is redeemed. One will rise from the dead, King of the universe. Although Jesus’ kingdom is established from the very beginning of creation (see second reading) and through the Davidic kingship (see the first reading), his reign is not one of power but of mercy, not one of self-service but of self-giving, not one of material wealth but of eternal salvation. His throne is a cross. Such a King the world has never seen. Through his suffering and death this King brings Life to all who are open to receive it. This King offers Paradise to all those who come to him, accept his reign, and remain faithful to the will of his Father. This King remembers each of us and bids us to come into his kingdom, into the eternal Life he won for us. The cross is where we least expect a king to be. Yet this is where we find Jesus. The cross is where we ourselves least want to be. Yet this is how God’s kingdom is established and where our discipleship begins: allowing ourselves to be crucified on the cross of self-giving. Jesus demonstrates his kingship not by saving himself but by saving others. Not by turning in on himself but by turning out toward others. Jesus demonstrates his kingship not by power but by loving reassurance that Paradise awaits faithful disciples. Only by begin- ning here, on the cross, can our discipleship end like the Good Thief’s, hearing Jesus say to us, “Amen, I say to you, / today you will be with me in Paradise.”

To the point:

Three hang on crosses, suffering and dying. One reviles, one begs for salvation, One promises Paradise. Indeed, only One can promise Paradise. Who but “the Christ of God” could make such a promise? Who but a divine King could reach beyond his own suffering and dying to bestow Life on another? Who but One totally innocent of evil could draw goodness out of one who is “condemned justly”? Three hang on crosses. One remains condemned. One is redeemed. One will rise from the dead, King of the universe.

(Source: Living Liturgy 2016)