Lịch phụng vụ Chúa Nhật 4MV - năm C



Chúa Nhật thứ 4 mùa vọng năm C

Thứ Hai trong tuần 4 mùa vọng, ngày 21 tháng 12
Bài đọc: Dc 2, 8-14
Đáp ca: Tv 32, 2-3. 11-12. 20-21
Phúc âm: Lc 1, 39-45

Thứ Ba trong tuần 4 mùa vọng, ngày 22 tháng 12
Bài đọc: 1 Sm 1, 24-28
Đáp ca: 1 Sm 2, 1. 4-5. 6-7. 8abcd
Phúc âm: Lc 1, 46-56

Thứ Tư trong tuần 4 mùa vọng, ngày 23 tháng 12
Bài đọc: Ml 3, 1-4; 4, 5-6
Đáp ca: Tv 24, 4bc-5ab. 8-9. 10 và 14
Phúc âm: Lc 1, 57-66

Bài đọc: 2 Sm 7, 1-5. 8b-12. 16
Đáp ca: Tv 88, 2-3. 4-5. 27 và 29
Phúc âm: Lc 1, 67-79
Lễ Vọng Chúa Giáng Sinh.
Bài đọc I: Is 62, 1-5
Đáp ca: Tv 88, 4-5. 16-17. 27 và 29
Bài đọc II: Cv 13, 16-17. 22-25
Phúc âm:  Mt 1, 1-25

Thứ Sáu ngày 25 tháng 12, đại lễ Chúa Giáng Sinh.
Bài đọc I: Is 52, 7-10
Đáp ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4. 5-6
Bài đọc II: Dt 1, 1-6
Phúc âm: Ga 1, 1-18

Thứ Bảy ngày 26 tháng 12, thánh Stêphanô tử đạo tiên khởi. Lễ kính.
Bài đọc: Cv 6, 8-10; 7, 54-59
Đáp ca: Tv 30, 3cd-4. 6ab và 8a. 17 và 21ab
Phúc âm: Mt 10, 17-22

Chúa Nhật ngày 27 tháng 12, lễ Thánh Gia Thất.
Bài đọc I: Hc 3, 3-7. 14-17a
Đáp ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5
Bài đọc II: Cl 3, 12-21
Phúc âm:  Lc 2, 41-52

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật lễ Thánh Gia Thất
Phúc âm: Lc 2, 41-52
41 Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua.42 Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ.43 Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết.44 Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc.45 Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà tìm.
     46 Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi.47 Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu.48 Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!”49 Người đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”50 Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.
     51 Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.52 Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Ngay từ thuở niên thiếu, Đức Giêsu đã ý thức rằng Người sẽ phải trở về nhà Cha Người trên trời bằng một cái chết dữ dội, đã được Kinh Thánh tiên báo (Is 53; Tv 22; Tv 69…) và, vẫn theo Kinh Thánh (Hs 6,2; 2 V 20,5), người ta chỉ gặp lại Người (đang sống) vào ngày thứ ba. Truyện này cho thấy Người muốn cho Maria và Giuse sống cách biểu tượng mầu nhiệm Thương Khó – Phục Sinh, trước khi sống thực sự mầu nhiệm này. Thật ra mọi sự cố trong cuộc đời Đức Giêsu đều nói về mầu nhiệm trung tâm này. Chúng ta được mời gọi nhận biết rằng các biến cố thông thường của đời ta chỉ có ý nghĩa khi chúng giúp chúng ta sống mầu nhiệm Phục Sinh (Vượt Qua), nghĩa là đi từ cuộc sống này mà vào sự sống của chính Thiên Chúa.
2. Như Đức Maria đã hiểu, các cha mẹ hôm nay cũng cần phải hiểu: họ không bao giờ được chống lại ơn gọi của con cái họ, khi chúng đã nhận ra (ơn gọi linh mục, tu sĩ, hoặc ơn gọi lập gia đình). Muốn giữ con cái lại cho mình bằng mọi giá là một hình thái ích kỷ không tương hợp với tình yêu chân chính mà các cha mẹ phải có đối với con cái. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh lại: đi theo ơn gọi phải là sống một sự vâng phục đối với Đấng Cao Cả, chứ không phải là một sự đào thoát để tránh một quyền bính. Đức Giêsu vâng lời Chúa Cha, nhưng Người cũng vâng lời cha mẹ trần thế.  
3. Maria và Giuse bị lạc Đức Giêsu, không do lỗi các ngài. Nhưng các ngài vẫn đi tìm vì không thể sống thiếu Đức Giêsu. Khi người ta cảm thấy mình khô khan, sầu khổ thiêng liêng, không do lỗi mình, sự ngờ vực, bóng tối hoàn toàn, thì phải xem có phải do lỗi mình không, hay là do Thiên Chúa muốn đào luyện chúng ta (x. Lc 24,28). Cứ đi tìm Người cho đến khi tìm ra Người.  
4. Điều ta không hiểu, ta có thể phớt lờ đi hoặc tìm cách quên đi. Ta có thể tuyên bố rằng điều ấy chẳng có nghĩa gì và triệt để từ chối nó. Ngược lại, Đức Maria ghi giữ điều ấy và làm cho nó thành lực thúc đẩy bà kiên trì suy nghĩ (x. 2,19). Thật ra một điều gì đó có thể không nói cho tôi biết mọi sự vào lúc này. Tôi cũng chẳng có thể tự phụ cho rằng vào mọi lúc tôi hiểu tất cả những gì có một ý nghĩa. Mức độ hiểu biết giới hạn không phải là một lý do để loại bỏ hoặc xua trừ một điều gì đó.  
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)
Sunday of The Holy Family of Jesus, Mary and Joseph.
Gospel: Lk 2:41-52
Each year Jesus’ parents went to Jerusalem for the feast of Passover, and when he was twelve years old, they went up according to festival custom. After they had completed its days, as they were returning, the boy Jesus remained behind in Jerusalem, but his parents did not know it. Thinking that he was in the caravan, they journeyed for a day and looked for him among their relatives and acquaintances, but not finding him, they returned to Jerusalem to look for him. After three days they found him in the temple, sitting in the midst of the teachers, listening to them and asking them questions, and all who heard him were astounded at his understanding and his answers. When his parents saw him, they were astonished, and his mother said to him, “Son, why have you done this to us? Your father and I have been looking for you with great anxiety.” And he said to them, “Why were you looking for me? Did you not know that I must be in my Father’s house?” But they did not understand what he said to them. He went down with them and came to Nazareth, and was obedient to them; and his mother kept all these things in her heart. And Jesus advanced in wisdom and age and favor before God and man.
(http://usccb.org/bible/readings/122715.cfm)
Reflection
One of the great joys of the Christmas season is to behold the utter joy, innocence, beauty that light up the faces of little children. They are filled with wonder, delight, excitement. Year after year they grow into surer expectation about what happens with family and friends during Christmas. They grow into the family holiday traditions. This feast and these readings remind us that being a “holy” family is a matter of valuing the memories and traditions that make us who we are - a holy family, a holy people.
So much tradition shapes the event in this gospel: Passover in Jerusalem, significance of being twelve years old, traveling in caravan, being in the temple, obedience to parents. A surprising interruption of tradition also shapes this event: “the boy Jesus” astounded the teachers “at his understanding and his answers.” Each family - the Holy Family, our own families - must find a way to keep worthy traditions alive while at the same time remain open to something astoundingly new. Holiness consists in finding that way. We know whether to accept something new into our family tradition when that change in tradition deepens our holiness.
The Holy Family provides us the model we need. They were faithful and obedient to the traditions that formed who they were. They were also open to God’s astoundingly new in-breaking and willing to undergo the change that divine in-breaking invited for their lives. They teach us what it means to be “in [our] Father’s house,” where we learn our religious traditions and form the memories that make us who we are as members of the larger family of God. They teach us that we really belong to God, and everything about our living must reflect that we are most at home “in [our] Father’s house.” The Holy Family also teaches us to be obedient to the unknown and un-understood things to which God might be calling us. They teach us that our lives are about always growing “in wisdom and age and favor.”
It is in giving ourselves over to God’s unexpected new invitations that we, too, advance in “wisdom and age and favor / before God” and all those who know us. Our families are schools of holiness, for there we learn the memories and traditions that make us who we are and who God wants us to be: holy, God’s beloved children. Holiness is finding the way to be who we are in God’s sight: people of a tradition and people open to God’s new in-breaking.
To the point: So much tradition shapes the event in this gospel: Passover in Jerusalem, significance of being twelve years old, traveling in caravan, being in the temple, obedience to parents. A surprising interruption of tradition also shapes this event: “the boy Jesus” astounded the teachers “at his understanding and his answers.” Each family - the Holy Family, our own families - must find a way to keep worthy traditions alive while at the same time remain open to something astoundingly new. Holiness consists in finding that way.
(Source: Living Liturgy 2016)


Lịch phụng vụ Chúa nhật 3MV - năm C



Chúa Nhật thứ 3 mùa vọng năm C 


Bài đọc: Ds 24, 2-7. 15-17a
Đáp ca: Tv 24, 4bc-5ab. 6-7bc. 8-9
Phúc âm: Mt 21, 23-27

Thứ Ba trong tuần 3 mùa vọng, ngày 15 tháng 12
Bài đọc: Xp 3, 1-2. 9-13
Đáp ca: Tv 33, 2-3. 6-7. 17-18. 19 và 23
Phúc âm: Mt 21, 28-32

Thứ Tư trong tuần 3 mùa vọng, ngày 16 tháng 12
Bài đọc: Is 45, 6b-8. 18. 21b-26
Đáp ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14
Phúc âm: Lc 7, 19-23

Thứ Năm trong tuần 3 mùa vọng, ngày 17 tháng 12
Bài đọc: St 49, 2. 8-10
Đáp ca: Tv 71, 2. 3-4ab. 7-8. 17
Phúc âm: Mt 1, 1-17

Thứ Sáu trong tuần 3 mùa vọng, ngày 18 tháng 12
Bài đọc: Gr 23, 5-8
Đáp ca: Tv 71, 2. 12-13. 18-19
Phúc âm: Mt 1, 18-24

Thứ Bảy trong tuần 3 mùa vọng, ngày 19 tháng 12
Bài đọc: Tl 13, 2-7. 24-25a
Đáp ca: Tv 70, 3-4a. 5-6ab. 16-17
Phúc âm: Lc 1, 5-25

Chúa Nhật thứ 4 mùa vọng, ngày 20 tháng 12
Bài đọc I: Mk 5, 2-5a  
Đáp ca: Tv 79, 2ac và 3b. 15-16. 18-19
Bài đọc II: Dt 10, 5-10
Phúc âm: Lc 1, 39-45  

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 4 mùa vọng năm C

Phúc âm: Lc 1, 39-45 
39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa.40 Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.41 Bà Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được đầy tràn Thánh Thần,42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc.43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?44 Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy lên vui sướng.45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em.”
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Vừa biết tin chị họ mang thai sắp đến thời kỳ sinh nở, Đức Maria đã vội vã lên đường để đến phục vụ bà. Nhưng vì Mẹ cũng đang cưu mang Đấng Cứu thế, Mẹ trở thành người mang Đức Kitô đến cho gia đình Dacaria. Người ki-tô hữu, đang mang Đức Kitô trong tâm hồn, cũng phải luôn luôn nôn nóng ra đi trên khắp nẻo đường thế giới để mang niềm vui và sự bình an đến cho mọi người.

2. Phần thứ nhất của Kinh Kính Mừng hoàn toàn lấy từ Tân Ước, liên kết các lời nói đầu tiên của thiên thần (“Kinh mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng bà”) với những lời nói đầu tiên của bà Êlisabét (“Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ”). Sứ thần đã gọi Đức Maria là “đầy ơn phúc”; bà Êlisabét đã gọi ngài là “có phúc lạ” (= được chúc phúc). Cả hai vị đều diễn tả trước hết quan hệ Thiên Chúa tạo ra với Đức Maria, cách thức Ngài ngỏ lời với Đức Maria. Tất cả những gì người ta có thể nói về Mẹ tùy thuộc tương quan này. Đức Maria vui sướng được sống trong tương quan này. Chúng ta có sống với lòng biết ơn trong sự lệ thuộc vào Thiên Chúa chăng?

3. Đức Maria đã cưu mang Con Đấng Tối Cao (1,32), Con Thiên Chúa (1,35) và sẽ sinh hạ Ngài ra. Do đó, Mẹ là “Thân Mẫu Đức Chúa”. Như bà Êlisabét đã trải nghiệm thân phận bất xứng, chúng ta cũng diễn tả kinh nghiệm này qua lời cầu xin: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội”. Chúng ta xin Mẹ Đức Chúa, Mẹ Thiên Chúa, chuyển cầu cho chúng ta. Chúng ta nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Bà Êlisabét chan hòa niềm vui vì Thân Mẫu Đức Chúa đến nhà bà; đồng thời bà biết rằng bà không ở ngang tầm với Thân Mẫu Đức Chúa, nhưng không hề tị hiềm. Bà bày tỏ sự kính trọng đối với Đức Maria. Trong khi đó, Đức Maria, Mẹ Đức Chúa, lại ở lại nhà bà Êlisabét. Sự kính trọng các khác biệt không chống lại sự hiệp thông thân tình và vui tươi.

4. Do mầu nhiệm Truyền Tin và Thăm Viếng, Đức Maria chính là điển hình của kiểu sống mà chúng ta phải theo. Trước tiên, Mẹ đã đón tiếp Đức Giêsu vào cuộc sống của Mẹ; sau đó, những gì Mẹ đã lãnh nhận, Mẹ đã chia sẻ. Mỗi lần chúng ta rước lễ, Đức Giêsu là Ngôi Lời trở thành thịt trong cuộc đời chúng ta. Vậy đấy đã là Lễ Tế Tạ Ơn đầu tiên: phần dâng lễ chính là Đức Maria dâng Con Mẹ nơi mình, còn bàn thờ Người đã thiết lập là lòng Mẹ. Là người duy nhất có thể khẳng định với một niềm tin tưởng tuyệt đối: “Này là Mình tôi”, kể từ lúc đó, Đức Maria đã dâng chính thân Mẹ, sức mạnh của Mẹ, toàn bản thân Mẹ, để tạo nên Thân Thể Đức Kitô” (CP. Têrêxa Calcutta).
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)
Fourth Sunday of Advent – Year C
Gospel: Lk 1:39-45
Mary set out and traveled to the hill country in haste to a town of Judah, where she entered the house of Zechariah and greeted Elizabeth. When Elizabeth heard Mary’s greeting, the infant leaped in her womb, and Elizabeth, filled with the Holy Spirit, cried out in a loud voice and said, “Blessed are you among women, and blessed is the fruit of your womb. And how does this happen to me, that the mother of my Lord should come to me? For at the moment the sound of your greeting reached my ears, the infant in my womb leaped for joy. Blessed are you who believed that what was spoken to you by the Lord would be fulfilled.”
(http://usccb.org/bible/readings/122015.cfm)
Reflection
The phrase “gone, but not forgotten” is associated with songs, movies, a TV show episode, a novel, a poem. It is different from another well-known phrase, “out of sight, out of mind.” These sayings address a common enough human experience: absence and presence. When someone is not immediately at hand, do we forget or remember this person? The answer to this question rests largely on how important this person is for us. The more love we have, the more this individual is always present to us. Physical proximity is not the measure of presence; attentiveness (even in absence) and love are. This Sunday’s gospel addresses absence and presence.
Mary visited her cousin Elizabeth and they were present to each other in a most extraordinary encounter. Clearly also present and active was the Holy Spirit who overshadowed Mary to conceive the Savior of the world, inspired Elizabeth to extol Mary and the “fruit of [her] womb,” and prompted the unborn John to leap for joy. The Holy Spirit brought an intensity to each encounter that augured the singularity and significance of all these happenings. Mary didn’t simply “set out” to visit Elizabeth; she went “in haste.” Elizabeth didn’t simply say “hello” to Mary, but “cried out in a loud voice” the blessings of Mary and her unborn infant. John didn’t simply give a gentle kick in Elizabeth’s womb at this encounter, but “leaped for joy.”
On this Fourth Sunday of Advent, quickly approaching our celebration of the birth of the Son of God, we need to open ourselves to receive this same intensity from the Holy Spirit. This same Holy Spirit overshadows, inspires, and prompts those of us who believe to “set out” “in haste” to touch others with divine Presence. Elizabeth blesses Mary because she “believed” that God would fulfill in her all that the angel Gabriel had said to her. Now so must we believe that God fulfills in us all the goodness and love that is promised.
Absent from this account is any sense that either woman resisted God’s invitation to cooperate in the work of salvation. Absent from this account is any sense that either woman said no to God’s will, even when that will was surely not clear, not within the boundaries of normal expectations, not easy to accept. Salvation is the convergence of God’s will and our own will. Like Mary and Elizabeth, we must make any no to what God asks of us absent from our lives. Mary and Elizabeth show us the way to our being overshadowed by the Spirit by their offering their own bodies in cooperating with God’s plan of salvation. So must we offer ourselves with the same willingness, with the same love response, with the same eager desire for divine Presence within and among us. This divine Presence is never gone, never absent. We cannot ever forget that.
To the point:
The Holy Spirit overshadowed Mary to conceive the Savior of the world, inspired Elizabeth to extol Mary and the “fruit of [her] womb,” and prompted the unborn John to leap for joy. This same Holy Spirit overshadows, inspires, and prompts those who believe to “set out” “in haste” to touch others with divine Presence.
(Source: Living Liturgy 2016)


Lịch phụng vụ Chúa Nhật thứ 2MV - năm C



Chúa Nhật thứ 2 mùa vọng năm C

Thứ Hai trong tuần 2 mùa vọng, ngày 7 tháng 12, thánh Ambrôsiô, giám mục, tiến sĩ hội thánh. Lễ nhớ.
Bài đọc: Is 35, 1-10
Đáp ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14
Phúc âm: Lc 5, 17-26

Thứ Ba trong tuần 2 mùa vọng, ngày 8 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Lễ buộc.
Bài đọc I: St 3, 9-15. 20
Đáp ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4
Bài đọc II: Ep 1, 3-6. 11-12
Phúc âm: Lc 1, 26-38

Thứ Tư trong tuần 2 mùa vọng, ngày 9 tháng 12
Bài đọc: Is 40, 25-31
Đáp ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 8 và 10
Phúc âm: Mt 11, 28-30

Thứ Năm trong tuần 2 mùa vọng, ngày 10 tháng 12
Bài đọc: Is 41, 13-20
Đáp ca: Tv 144, 1 và 9. 10-11. 12-13ab
Phúc âm: Mt 11, 11-15

Thứ Sáu trong tuần 2 mùa vọng, ngày 11 tháng 12
Bài đọc: Is 48, 17-19
Đáp ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6
Phúc âm: Mt 11, 16-19

Thứ Bảy trong tuần 2 mùa vọng, ngày 12 tháng 12, lễ Đức mẹ Guadalupe. Lễ kính.
Bài đọc I: Dcr 2, 14-17
Đáp ca: Gđt 13, 23bc-24a. 25abc
Bài đọc II: Kh 11, 19; 12, 1-6. 10
Phúc âm: Lc 1, 26-38

Chúa Nhật thứ 3 mùa vọng, ngày 13 tháng 12
Bài đọc I: Xp 3, 14-18a
Đáp ca: Is 12, 2-3. 4bcd. 5-6
Bài đọc II: Pl 4, 4-7
Phúc âm: Lc 3, 10-18


HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 3 mùa vọng năm C
Phúc âm: Lc 3, 10-18
10 Đám đông hỏi ông rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây?”11 Ông trả lời: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.”12 Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?”13 Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.”14 Binh lính cũng hỏi ông: “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?” Ông bảo họ: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.”
     15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a!16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.17 Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.”18 Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin Mừng cho họ.
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Sự hoán cải chân thật không bao giờ chỉ dừng lại với những tâm tình tốt đẹp, nhưng phải được diễn tả ra bằng một cuộc sống tương hợp cụ thể với giáo huấn của Đức Kitô. Các thính giả của Gioan đã hỏi: “Chúng tôi phải làm gì đây ?”, và vị Tẩy Giả đã chỉ dẫn cho mỗi hạng người một cách thức cụ thể để sống hoán cải. Có người thì phải tôn trọng công bình, có người được đề nghị chia sẻ, có người thì được mời tha thứ những xúc phạm, hoặc sống lương thiện trong nghề nghiệp của mình.
2. Người ta có thể yêu cầu gì nơi những con người và những dân tộc đang sống và hầu như đang chết ngộp trong sự phồn vinh phú túc, trong khi hàng triệu người đang sống cũng trên trái đất này đang chết đói? Với quyền gì mà có những người được bảo rằng họ được duy trì và đảm bảo sự phú túc của họ, trong khi những người khác thậm chí không có những cái hết sức cần thiết? Tình trạng này là một sỉ nhục, chế nhạo lời kêu gọi hoán cải theo Tin Mừng. Cho dù cá nhân không có nhiều điều kiện để hành động, người ta cũng không được chấp nhận tình trạng ấy. Họ phải làm hết sức mà chia sẻ cách huynh đệ.
3. Liên kết với mỗi loại địa vị, thẩm quyền, khả năng, kiến thức… là một thứ quyền nào đó. Do đó trong mỗi loại nghề nghiệp, luôn có những nguy cơ và cám dỗ lạm dụng quyền hành để bóc lột người khác hầu thủ lợi cho mình. Mỗi thứ nghề nghiệp đều cần một nền luân lý nghề nghiệp riêng. Và mỗi người phải hành động với tinh thần trách nhiệm trong vị trí của mình và trong chính nghề của mình, phục vụ người khác bằng chính “quyền bính” của mình, chứ không lạm dụng mà làm thiệt hại đến người khác.

4. Nếu Đấng Mêsia đến đưa ơn cứu độ cho thế giới, các núi đồi (những ai có quá nhiều) phải lấp đầy các thung lũng (những người có quá ít). Nơi nào còn có bất bình đẳng, sự giàu có bất công bên cạnh cảnh sống cùng quẫn, người Kitô hữu phải san bằng các núi đồi và thung lũng. Nếu chúng ta có một thứ mà người khác rất cần, phải chăng chúng ta bán với giá thật cao để trục lợi? Có khi nào chúng ta lạm dụng địa vị, nghề nghiệp để khống chế kẻ khác? Có khi nào chúng ta lạm dụng quyền bính để bắt người khác chờ hàng giờ để được một điều chúng ta có thể làm dễ dàng tức khắc cho họ? 
5. Xin ghi lại một suy tư của thánh Âutinh (354-430):
« Gioan cao trọng đến nỗi người ta đã có thể coi ông là Đức Kitô. Chẳng cần ông phải nói ra; người ta đã nghĩ như thế rồi… Nhưng người bạn khiêm tốn ấy của chàng rể, nhiệt thành phục vụ danh dự của chàng rể, không muốn chiếm lấy chỗ của chàng rể, như một chuyện ngoại tình. Ông làm chứng cho bạn mình, ông đưa chàng rể đích thực đến với cô dâu, ông kinh tởm chuyện mình được yêu thương thay thế Người bởi vì ông chỉ muốn được yêu thương trong Người mà thôi…
Người môn đệ nghe tiếng thầy; người ấy đứng bởi vì đang lắng nghe thầy, bởi vì nếu người ấy từ chối nghe thầy, chắc chắn người ấy sẽ té ngã. Điều làm nổi bật sự cao trọng của Gioan trước mắt chúng ta, đó là ông đã có thể được coi là Đấng Kitô, tuy thế, ông đã chọn làm chứng cho Đức Giêsu Kitô, công bố sự cao cả của Người và hạ mình xuống, chứ không coi mình là Đấng Mêsia và tự lừa dối mình khi lừa dối kẻ khác. Do đó, Đức Giêsu có lý khi nói về ông rằng ông còn hơn là một ngôn sứ … Gioan đã tự hạ trước sự cao cả của Chúa, để sự khiêm nhường của ông đáng được sự cao cả ấy nâng lên
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)
Third Sunday of Advent – Year C
Gospel: Lc 3, 10-18
The crowds asked John the Baptist, “What should we do?” He said to them in reply, “Whoever has two cloaks should share with the person who has none. And whoever has food should do likewise.” Even tax collectors came to be baptized and they said to him, “Teacher, what should we do?” He answered them, “Stop collecting more than what is prescribed.” Soldiers also asked him, “And what is it that we should do?” He told them, “Do not practice extortion, do not falsely accuse anyone, and be satisfied with your wages.”
Now the people were filled with expectation, and all were asking in their hearts whether John might be the Christ. John answered them all, saying, “I am baptizing you with water, but one mightier than I is coming. I am not worthy to loosen the thongs of his sandals. He will baptize you with the Holy Spirit and fire. His winnowing fan is in his hand to clear his threshing floor and to gather the wheat into his barn, but the chaff he will burn with unquenchable fire.” Exhorting them in many other ways, he preached good news to the people.
(http://usccb.org/bible/readings/121315.cfm)
Reflection
In terms of our everyday lives, most of us are too over-scheduled even to think about asking a question such as, “What should we do?” We rush from one thing to the next, just barely squeaking by. Choices seem nonexistent. We just want to get through our day being on time for work, getting the kids to soccer, getting something to eat for ourselves and our family, finding time to get the homework finished, answering emails, checking up on our social media sites, texting a few messages. We fall into bed, sleep a few hours, then get up the next day and start the hectic routine all over again. “What should we do?” Ah, to even have the luxury of time to ask the question! At this midpoint in Advent, the gospel calls us to stop, examine our lives and relationships, and perhaps prioritize in a different way how we spend our time.
John the Baptist challenged the people who asked him, “What should we do?” by admonishing them to far exceed their present way of acting toward others. When we are so rushed, or don’t put others first, or don’t have God as the center of our lives, it is very easy to fall into doing only what is minimally required. John is saying that minimum is not enough. Minimum responses in our relationships do not take us beyond ourselves to encounter the goodness that is present to us. Minimum responses surely don’t fill us with an expectation that our anxieties can be diminished when we act out of the realization that the “Lord is near” (second reading).
Yet even such “good news” does not measure up to what the “one mightier” than John will ask of us. Christ, who baptizes us “with the Holy Spirit,” will require no less of us than living the Gospel he came to reveal, a Gospel that exacts the gift of our very selves. If we ask, “What should we do?” we must be prepared for an answer that challenges us. Are we willing even to ask the question? Are we willing to reorganize our lives so that Christ is truly at the center, so that the magnanimity of our hearts is measured by something other than getting through another hectic day? Just like John, our lives are about others. Like John, we are to give our all—yes, our very lives—so that others can live better and love more deeply. By taking the time to ask the right questions, we define ourselves not in terms of what we do but who we are in relation to Other and others. The relationship to others is the key, not what we or they do.
To the point: John the Baptist challenged the people who asked him, “What should we do?” by admonishing them to far exceed their present way of acting toward others. Yet even such “good news” does not measure up to what the “one mightier” than John will ask of us. Christ, who baptizes us “with the Holy Spirit,” will require no less of us than living the Gospel he came to reveal, a Gospel that exacts the gift of our very selves. If we ask, “What should we do?” we must be prepared for an answer that challenges us. Are we willing even to ask the question?
(Source: Living Liturgy 2016)