Lịch phụng vụ Chúa Nhật 1MV - năm C



Chúa Nhật thứ 1 mùa vọng năm C


Bài đọc: Rm 10, 9-18
Đáp ca: Tv 18, 2-3. 4-5
Phúc âm: Mt 4, 18-22

Thứ Ba trong tuần 1 mùa vọng, ngày 1 tháng 12
Bài đọc: Is 11, 1-10
Đáp ca: Tv 71, 2. 7-8. 12-13. 17
Phúc âm: Lc 10, 21-24

Thứ Tư trong tuần 1 mùa vọng, ngày 2 tháng 12
Bài đọc: Is 25, 6-10a
Đáp ca: Tv 22, 1-3a. 3b-4. 5. 6
Phúc âm: Mt 15, 29-37

Thứ Năm trong tuần 1 mùa vọng, ngày 3 tháng 12, thánh Phanxicô Xaviê, linh mục.
Bài đọc: Is 26, 1-6
Đáp ca: Tv 117, 1 và 8-9. 19-21. 25-27a
Phúc âm: Mt 7, 21. 24-27

Thứ Sáu trong tuần 1 mùa vọng, ngày 4 tháng 12
Bài đọc: Is 29, 17-24
Đáp ca: Tv 26, 1. 4. 13-14
Phúc âm: Mt 9, 27-31

Thứ Bảy trong tuần 1 mùa vọng, ngày 5 tháng 12
Bài đọc: Is 30, 19-21. 23-26
Đáp ca: Tv 146, 1-2. 3-4. 5-6
Phúc âm: Mt 9, 35 - 10, 1. 6-8

Chúa Nhật thứ 2 mùa vọng, ngày 6 tháng 12
Bài đọc I: Br 5, 1-9
Đáp ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Bài đọc II: Pl 1, 4-6. 8-11
Phúc âm: Lc 3, 1-6   


HỌC HỎI KINH THÁNH
Chúa Nhật 2 mùa vọng năm C
Phúc âm: Lc 3, 1-6  
1 Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người anh là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-khô-nít, Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên,2 Kha-nan và Cai-pha làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa.3 Ông liền đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội,4 như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi.5 Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng.6 Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Cũng như ơn gọi của Gioan Tẩy Giả, ơn gọi của chúng ta được Thiên Chúa ban cho chúng ta vào thời đại của chúng ta. Do đó, chúng ta phải sống “trong ngày hôm nay của Thiên Chúa” (Dt 4,7); đối với chúng ta, thời đại chúng ta đang sống là thời đại thuận tiện duy nhất giúp phát triển tư cách Kitô hữu của chúng ta. Cũng như Gioan Tẩy Giả, Thiên Chúa gọi chúng ta khởi đi từ một khung cảnh đang quy định tất cả phong thái và cuộc sống chúng ta: giống nòi, gia đình, xứ sở, khí hậu. Cách thức duy nhất để đáp trả ơn gọi chúng ta với cùng một lòng trung thành như Gioan Tẩy Giả, đó là chấp nhận dứt khoát thời đại và môi trường chúng ta, để làm nơi phục vụ Lời Chúa, làm khung cảnh cho cách thức ứng xử Kitô hữu theo gương Đức Kitô.
2. Theo quan điểm của Thiên Chúa, điều quan trọng không phải là những cuộc chinh phục ngoạn mục của các hoàng đế Rôma hay các mánh khoé của tiểu vương Hêrôđê, mà điều quan trọng là Lời của Thiên Chúa phải được ngỏ với Gioan, con Dacaria. Trong bình diện thiêng liêng, bình diện duy nhất hệ trọng đối với cuộc sống con người, các dáng vẻ bề ngoài hùng mạnh và vinh quang chẳng là gì cả. Bởi vì Thiên Chúa thực hiện những dự phóng lớn của Ngài trên thế giới bằng cách dùng những cái yếu đuối và nhỏ bé theo thế gian. Đối với chúng ta cũng thế, dù chúng ta có nhỏ bé, giới hạn đến đâu, Thiên Chúa vẫn có thể dùng chúng ta mà thay đổi bộ mặt thế giới, nếu chúng ta nghe tiếng Ngài kêu gọi và hoán cải mỗi ngày.
3. Trong sa mạc cuộc đời chúng ta hôm nay, Lời Chúa đang vang lên trên chúng ta nhờ lời rao giảng, khi chúng ta đi dự thánh lễ. Khi đó, chúng ta không chỉ gặp gỡ các anh chị em trong cùng giáo xứ, mà là gặp gỡ tất cả các tín hữu trên thế giới, mặc cho họ theo thể chế nào, nghi thức nào …  Chúng ta được mời gọi điều chỉnh các nẻo đường quanh co của lòng ta: tức là hãy để ý đến ý hướng và cách tiến hành ngay thẳng; hãy kiên vững bước đi theo con đường thẳng của bổn phận, không ngẫu hứng, không thối lui; hãy lấp đầy các thung lũng của lòng ta, nếu chúng còn thiếu quảng đại và lý tưởng Kitô hữu. Hãy san bằng các đồi núi  kiêu ngạo. Hãy dũa bớt những sù sì của tính tình chúng ta và chấm dứt những chia rẽ.
4. Gioan Tẩy Giả có thể được mệnh danh là “Nhà rao giảng của Mùa Vọng”. Mỗi năm, Phụng vụ lại giới thiệu sứ điệp của ngài cho chúng ta.  Cũng như ngài đã chuẩn bị cho dân Israel đón tiếp Đấng Mêsia ngự đến, ngài cũng có thể chỉ cho chúng ta cách thức chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh. Lời lẽ của ngài đôi khi rất mạnh. Nhưng thế giới hôm nay cần những con người giống vị Tẩy Giả, để nhắc cho chúng ta nhớ lại tầm mức hệ trọng của đời sống trần gian, để tố giác sự dữ, và để đứng thẳng trước các kẻ quyền thế khi họ xử sự bất công.
5. Thiên Chúa muốn ban ơn cứu độ cho “mọi xác phàm”. Chúng ta nên nghĩ đến đoàn người bao la chưa biết Đức Kitô. Hãy cầu nguyện cho họ và xin Thiên Chúa ban cho nhiều ơn gọi truyền giáo. Chúng ta cũng hãy trở thành các nhà thừa sai theo gương vị Tiền Hô, ít ra bằng việc cầu nguyện và chu toàn trung thành nhiệm vụ cá nhân, tại nơi Chúa Quan phòng đặt để chúng ta.
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)
Second Sunday of Advent – Year C
Gospel: Lk 3:1-6
In the fifteenth year of the reign of Tiberius Caesar, when Pontius Pilate was governor of Judea, and Herod was tetrarch of Galilee, and his brother Philip tetrarch of the region of Ituraea and Trachonitis, and Lysanias was tetrarch of Abilene, during the high priesthood of Annas and Caiaphas, the word of God came to John the son of Zechariah in the desert. John went throughout the whole region of the Jordan, proclaiming a baptism of repentance for the forgiveness of sins, as it is written in the book of the words of the prophet Isaiah: A voice of one crying out in the desert: “Prepare the way of the Lord, make straight his paths. Every valley shall be filled and every mountain and hill shall be made low. The winding roads shall be made straight, and the rough ways made smooth, and all flesh shall see the salvation of God.”
(http://usccb.org/bible/readings/120615.cfm)

Reflection

Saved by the bell! The firefighter saved the baby from sure death. The relief pitcher saved the game. We hear the word “save” frequently in our everyday chatter, and know immediately what it means: to be rescued from a bad situa­tion, from danger, from an unwanted outcome. This Sunday’s gospel doesn’t have the word “save,” but instead “salvation.” What does it mean to “see the salvation of God” that Isaiah the prophet foretold? Here the meaning of “save” is not quite so straightforward. Much more is promised than being rescued. In fact, what the gospel is about is not so much being saved from as being saved by and for.

John quite clearly tells us how we are saved: seek “repentance for the forgiveness of sins.” We are to actively level out the moun­tains and valleys of our own lives. We are to “make straight” our relationship with God and others. We sometimes don’t understand nor are aware of the critical importance of repentance and forgive­ness in our relationships with each other, and how critical they are for our salvation.

“Repentance for the forgive­ness of sins” is an essential requirement for us to “see the salva­tion of God.” We are saved by the actions of God for putting on “the splendor of glory from God forever”

The salvation of God is progressively revealed in repentance (our work) and forgiveness (God’s work). The meandering paths and wind­ing roads of our lives are straightened and the valleys filled and mountains brought low when our lives are characterized by attitudes of repentance. To repent means to change one’s mind, one’s life; this is how we reach the fullness that is promised and our true home: by increasing our love for one another, discerning “what is of [true] value,” and by being “filled with the fruit of righ­teousness”. Our work of repentance is a matter of turning ourselves toward the God who embraces us in mercy and forgiveness and wel­comes us home. Our work of repentance is our response to the word-invitation to “see the salvation of God.” We are to hear the “word of God” and act on it. Do we? How well?

Let’s be honest: it’s not just the busyness of Christmas preparations now in full December fury that distract us from our ongoing work of repentance and forgiveness. Every day of the year we tend to be distracted by mountains of work, paths of indecision, valleys of doubt and fear. Like John the Baptist, we are to hear “the word of God” that comes to us, that challenges us to embrace a more Godlike way of living, that not only promises salvation, but shows us the path to it.

Changing our lives to live more faithfully Gospel values is not easy. Nor do we ever get to a point in our daily living when we have arrived at the mountain­top and no longer need to act on God’s word, change our minds about what is most important to us, open ourselves to God’s forgiveness of our wrongdoing and learn how we in turn forgive others. This is the path to salvation. Not an easy one. But a rewarding one.

To the point:

What does it mean to “see the salvation of God” that Isaiah the prophet foretold? John quite clearly tells us: seek “repentance for the forgive­ness of sins.” We are to actively level out the mountains and valleys of our own lives. We are to “make straight” our relationship with God and others. We are to hear the “word of God” and act on it. Do we? How well?

 

(Source: Living Liturgy 2016)