Lịch phụng vụ CN 33 TN - Năm B



Chúa Nhật thứ 33 thường niên năm B 

Thứ Hai trong tuần 33 thường niên ngày 16 tháng 11
Bài đọc: 1 Mcb 1, 10-15. 41-43. 54-57. 62-63
Đáp ca: Tv 118, 53. 61. 134. 150. 155. 158
Phúc âm: Lc 18, 35-43

Thứ Ba trong tuần 33 thường niên ngày 17 tháng 11
Bài đọc: 2 Mcb 6, 18-31
Đáp ca: Tv 3, 2-3. 4-5. 6-7
Phúc âm: Lc 19, 1-10

Thứ Tư trong tuần 33 thường niên ngày 18 tháng 11, Cung hiến đền thờ thánh Phêrô và Phaolô
Bài đọc: 2 Mcb 7, 1. 20-31
Đáp ca: Tv 16, 1. 5-6. 8b và 15
Phúc âm: Lc 19, 11-28

Thứ Năm trong tuần 33 thường niên ngày 19 tháng 11
Bài đọc: 1 Mcb 2, 15-29
Đáp ca: Tv 49, 1-2. 5-6. 14-15
Phúc âm: Lc 19, 41-44

Thứ Sáu trong tuần 33 thường niên ngày 20 tháng 11
Bài đọc: 1 Mcb 4, 36-37, 52-59
Đáp ca: 1 Sb 29, 10. 11abc. 11d-12a. 12bcd
Phúc âm: Lc 19, 45-48

Thứ Bảy trong tuần 33 thường niên ngày 21 tháng 11, Đức mẹ dâng mình vào đền thờ. Lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Mcb 6, 1-13
Đáp ca: Tv 9, 2-3. 4 và 6. 16b và 19
Phúc âm: Lc 20, 27-40

Chúa Nhật lễ Chúa Kitô Vua, ngày 22 tháng 11.
Bài đọc I: Ðn 7, 13-14
Đáp ca: Tv 92, 1ab. 1c-2. 5
Bài đọc II: Kh 1, 5-8
Phúc âm: Ga 18, 33b-37


HỌC HỎI KINH THÁNH
Chúa Nhật lễ Chúa Kitô Vua

Phúc âm: Ga 18, 33b-37
33 Ông Phi-la-tô trở vào dinh, cho gọi Đức Giê-su và nói với Người: “Ông có phải là vua dân Do-thái không ?”34 Đức Giê-su đáp: “Ngài tự ý nói điều ấy, hay những người khác đã nói với ngài về tôi?”35 Ông Phi-la-tô trả lời: “Tôi là người Do-thái sao? Chính dân của ông và các thượng tế đã nộp ông cho tôi. Ông đã làm gì?”36 Đức Giê-su trả lời: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do-thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này.”37 Ông Phi-la-tô liền hỏi: “Vậy ông là vua sao?” Đức Giê-su đáp: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi.”
(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 


1. Vương quyền của Đức Giêsu không thể mô tả được bằng các từ ngữ nói về quyền vương đế nhân loại. Vương quyền của Người được xác định bằng cách đặt liên hệ với thế giới khác, thế giới mà Đức Giêsu đến sống giữa chúng ta để làm chứng, và như thế Người đóng vai trò trung gian và đưa thế giới của Thiên Chúa vào ngay trong lòng một thế giới nổi loạn chống lại Thiên Chúa. Quyền làm vua của Người, Đức Giêsu hành xử khi lôi kéo loài người khỏi sự chết để đưa họ vào trong nhà Cha (x. 12,31-32). Người hành xử vương quyền khi Người hy sinh mạng sống (x. 17,1-2).
2. Khi làm chứng về sự thật, Đức Giêsu cũng làm chứng về chính mình, vì Người là sự thật, Người đến mang sự thật cho thế gian (8,14.18; 14,6). Khi đi rao giảng Tin Mừng, Người đã làm chứng về sự thật, và đây chính là nguyên nhân đưa Người tới chỗ chết: như vậy, chính vào thời điểm quyết liệt này mà Người làm chứng rõ nhất về sự thật. Đây là chân lý về lòng trung thành và từ bi thương xót của Thiên Chúa muốn cứu độ nhân loại.
3. Chúng ta không thể quên rằng đức vua chúng ta là một vị vua chỉ có vòng gai trên đầu. Chúng ta không thể quên rằng chúng ta là thần dân của một vương quốc “không thuộc về thế gian này”, không mang đặc tính của “đất”. Do đó, làm chứng về Tin Mừng, về Đức Kitô, cũng chính là làm chứng rằng Đức Kitô, Vua chúng ta, là một vị vua đã bị kết án tử hình, bị đánh đòn, phải đội vòng gai, và sẽ bị đâm thủng cạnh sườn, để giới thiệu về tình yêu hết sức lạ lùng của Thiên Chúa. Quả thật, Đức Giêsu đã chỉ cho chúng ta thấy vị Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô bờ bến và muốn đón nhận chúng ta vào trong sự hiệp thông trong đó Ngài đang sống với Con. Đức Giêsu muốn đưa chúng ta đến sống với Chúa Cha trong sự sống mà chính Người đang sống, để chúng ta có được sự an toàn, niềm vui thâm sâu, trong tương lai vững bền. Đây là nội dung của lời chứng chúng ta phải công bố trong lòng thế giới.
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)
Thirty-fourth Sunday– Year B - The Solemnity Our Lord Jesus Christ, King of the Universe
Gospel: Jn 18:33b-37
Pilate said to Jesus, "Are you the King of the Jews?" Jesus answered, "Do you say this on your own or have others told you about me?" Pilate answered, "I am not a Jew, am I? Your own nation and the chief priests handed you over to me. What have you done?" Jesus answered, "My kingdom does not belong to this world. If my kingdom did belong to this world, my attendants would be fighting to keep me from being handed over to the Jews. But as it is, my kingdom is not here." So Pilate said to him, "Then you are a king?" Jesus answered, "You say I am a king. For this I was born and for this I came into the world, to testify to the truth. Everyone who belongs to the truth listens to my voice."
(http://usccb.org/bible/readings/112215.cfm)
Reflection
On this last Sunday of the liturgical year we honor the victory of Christ over suffering and death, over evil and infidelity, over this world and all its lures. In this conversation Pilate questions Jesus about his identity (“Are you the King of the Jews?”) and about why he is on trial (“What have you done?”). What unfolds is a conversation about two very different worlds. That of Pilate and the chief priests, in which fighting, falsehood, and obstinacy predominate. That of Jesus, in which life, truth, and openness prevail. Yes, Jesus is a King - but of a kingdom different from Herod’s. What he has done is reveal a kingdom that “does not belong to this world,” but is meant to transform it. From evil to goodness. From sinfulness to salvation. From death to life.
We clearly see that Jesus’ kingdom is not of this world. Christ’s kingdom is not a spatial place (“does not belong to this world”), but an interior identity defined by our relationship to Christ the King. This Sunday we celebrate a King whose Presence and power we have already experienced: Christ, whose kingdom is not territory but virtue, not power but service, not wealth but grace. This King has loved us with his very life.
“My kingdom does not belong to this world.” Where is Jesus’ kingdom? It exists wherever people embody Jesus’ manner of acting and relating (“belongs to the truth”), wherever the Spirit of Jesus is the rule of life. We enter into Jesus’ kingdom whenever we listen to his voice and proclaim him “the Alpha and the Omega” (second reading) of all that is. The liturgical year culminates with a summary statement of the identity of Jesus - “Christ the King.” As Christ, he is worthy of our worship. As King, he is deserving of our service. As we celebrate this enthronement of Christ in glory (compare first reading), we also look forward to his victory in us when we are “freed … from our sins” and “made … into a kingdom” (second reading).
Thus this solemnity invites us to renew our commitment to serve him with all our hearts. It invites us to renew our self-giving stance as disciples who follow our King. In our self-giving we are transformed, and as we are transformed so is the world because he has made us into a kingdom (second reading). The surprise of this day is that we are God’s kingdom already. We already share in his victory for we are “freed from our sins.”
At the end of this liturgical year we are invited by the liturgy once again to fall in love with our King who has won for us eternal Life. “[T]o him be glory and power forever and ever. Amen” (second reading).
To the point:
In this conversation Pilate questions Jesus about his identity (“Are you the King of the Jews?”) and about why he is on trial (“What have you done?”). What unfolds is a conversation about two very different worlds. That of Pilate and the chief priests, in which fighting, falsehood, and obstinacy predominate. That of Jesus, in which life, truth, and openness prevail. Yes, Jesus is a King - but of a kingdom different from Herod’s. What he has done is reveal a kingdom that “does not belong to this world,” but is meant to transform it. From evil to goodness. From sinfulness to salvation. From death to life.
(Source: Living Liturgy 2015)