Lịch phụng vụ CN 22 TN - năm B



Chúa Nhật thứ 22 Thường niên năm B

Thứ Hai trong tuần 22 thường niên ngày 31 tháng 8
Bài đọc: 1 Tx 4, 13-17
Đáp ca: Tv 95, 1 và 3. 4-5. 11-12. 13
Phúc âm: Lc 4, 16-30

Thứ Ba trong tuần 22 thường niên ngày 1 tháng 9
Bài đọc: 1 Tx 5, 1-6. 9-11
Đáp ca: Tv 26, 1. 4. 13-14
Phúc âm: Lc 4, 31-37

Thứ Tư trong tuần 22 thường niên ngày 2 tháng 9
Bài đọc: Cl 1, 1-8
Đáp ca: Tv 51, 10. 11
Phúc âm: Lc 4, 38-44

Thứ Năm trong tuần 22 thường niên ngày 3 tháng 9, thánh Grêgôriô cả, giáo hoàng, tiến sĩ hội thánh. Lễ nhớ.
Bài đọc: Cl 1, 9-14
Đáp ca: Tv 97, 2-3ab. 3cd-4. 5-6
Phúc âm: Lc 5, 1-11

Thứ Sáu trong tuần 22 thường niên ngày 4 tháng 9
Bài đọc: Cl 1, 15-20
Đáp ca: Tv 99, 2. 3. 4. 5
Phúc âm: Lc 5, 33-39

Thứ Bảy trong tuần 22 thường niên ngày 5 tháng 9
Bài đọc: Cl 1, 21-23
Đáp ca: Tv 53, 3-4. 6 và 8  
Phúc âm: Lc 6, 1-5

Chúa Nhật thứ 23 thường niên ngày 6 tháng 9
Bài đọc I: Is 35, 4-7a
Đáp ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10
Bài đọc II: Gc 2, 1-5
Phúc âm: Mc 7, 31-37

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 23 Thường niên năm B

Phúc âm: Mc 7, 31-37

31 Đức Giê-su lại bỏ vùng Tia, đi qua ngả Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh.32 Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh.33 Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh.34 Rồi Người ngước mắt lên trời, rên một tiếng và nói: Ép-pha-tha, nghĩa là: hãy mở ra!35 Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng.36 Đức Giê-su truyền bảo họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng truyền bảo họ, họ lại càng đồn ra.37 Họ hết sức kinh ngạc, và nói: “Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Các môn đệ của Đức Giêsu cũng phải có tâm tình tha thiết của Người là đưa Tin Mừng đến cho các Dân ngoại. Nếu ngại ngùng vì đường dài, e dè vì những khó khăn có thể gặp về mọi phương diện, các ông sẽ không đi xa được, và sẽ phản bội bản chất của Tin Mừng vì Tin Mừng là ánh sáng cứu độ được Thiên Chúa ban cho mọi người qua trung gian của các ông.

2. Các môn đệ đã không hiểu bản thân và sứ mạng của Đức Giêsu nên đã bị Người trách (7,18; 8,17-21). Sự kiện Đức Giêsu đã mở tai của người điếc cho hiểu rằng Người có thể ban sự hiểu biết cần thiết để người ta sống đức tin. Và chính các môn đệ cũng cần được Người mở tai cho, hầu nghe được và hiểu được những giáo huấn của Đức Giêsu, và nghe ra tiếng kêu la của những con người khốn khổ hôm nay.

3. Theo thánh Bêđa (PL 92,203t), người Kitô hữu nào không lắng nghe Lời Chúa là người điếc và kẻ nào không truyền đạt lời tuyên xưng đức tin cho kẻ khác là người câm. Nước miếng mà Đức Giêsu bôi vào lưỡi anh câm có nghĩa là sapor Domini sapientiae (hương vị của sự khôn ngoan của Chúa); còn ngón tay mà Đức Giêsu ấn trên tai anh điếc, tượng trưng ân huệ Thánh Thần (x. Lc 11,20).

4. Giai thoại Đức Giêsu chữa người vừa điếc vừa ngọng này có thể được coi như một dụ ngôn nói về biết bao hoàn cảnh khó khăn và bệnh tật của chúng ta hôm nay. Đây là những hoàn cảnh ngặt nghèo khiến chúng ta ở xa rất nhiều “điều”, nhưng đồng thời lại cho chúng ta gặp được Chúa tể sự sống. Khi đó, đã được tháo cởi tai và miệng, chúng ta có thể nói: “Ngài làm điều gì cũng tốt cả”, với sự kinh ngạc thấm đẫm tâm tình biết ơn.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Twenty-third Sunday in Ordinary Time – Year B

Gospel: Mk 7:31-37

Again Jesus left the district of Tyre and went by way of Sidon to the Sea of Galilee,
into the district of the Decapolis. And people brought to him a deaf man who had a speech impediment and begged him to lay his hand on him. He took him off by himself away from the crowd. He put his finger into the man’s ears and, spitting, touched his tongue; then he looked up to heaven and groaned, and said to him, “Ephphatha!” - that is, “Be opened!” - And immediately the man’s ears were opened, his speech impediment was removed, and he spoke plainly. He ordered them not to tell anyone. But the more he ordered them not to, the more they proclaimed it. They were exceedingly astonished and they said, “He has done all things well. He makes the deaf hear and the mute speak.”

(http://usccb.org/bible/readings/090615.cfm)

Reflection

In this gospel Jesus opens the ears and loosens the tongue of the deaf-mute. Both he and the crowd cannot contain themselves, but proclaim what Jesus has done. What has Jesus really done? Healed the man? Yes, but more. Jesus has revealed that he is far more than a miracle worker, as fascinating and wonderful as that may be. Understood only as an external sign, however, the miracle falls short of the reality. The miracles Jesus performs reveal his own divine power, his own compassion for the human condition, his own mission. Jesus cares for each of us, cares enough to reach out and touch us! What must be proclaimed is not the sign itself, but that to which it points: God’s Presence bringing salvation (see first reading). Faced with this revelation, no one can keep silent. The Word grants the power of word.

We surmise that something very profound must have happened between Jesus and the deaf man even before the miracle that brought the deaf and mute man to an intensi-fied insight about Jesus. Jesus must have communicated something to him that resonated deep within the man’s very being and changed him. This is why he could not help but proclaim the miracle - his encounter with Jesus changed him. He was able to see beyond the miracle to the wholeness (salvation) Jesus offered him.
The crowd recognized that Jesus is the fulfillment of Isaiah’s prophecy (see first reading) when they say, “He has done all things well. He makes the deaf hear and the mute speak.” Jesus’ miracle points beyond himself as a miracle worker to himself as the One who has come to save us. The miracles are a sign of salvation - God’s new Life is breaking in on humanity and changing who we are and giving us a whole new insight into our relationship with God. We now see God’s mighty deeds, know Jesus is our savior, and proclaim God’s salvation. This Good News cannot be contained.

Jesus is very personal with the man he heals: he touches his ears and tongue; he prays to his Father (“looked up to heaven”) with a groan, as if his whole being were involved. How much Jesus wishes to touch us, heal us, encounter us! Like the healed man and crowd in the gospel, we cannot keep quiet, either. Encounter with Jesus leads to our proclaiming his nearness, his care, his healing. We are never alone. We only need to open ourselves to Jesus’ touch. We only need to open ourselves to the Word who grants us all power to proclaim his nearness to the whole world.

To the point: In this gospel Jesus opens the ears and loosens the tongue of the deaf-mute. Both he and the crowd cannot contain themselves, but proclaim what Jesus has done. What has Jesus really done? Healed the man? Yes, but more: he has revealed his own divine power, his own compassion for the human condition, his own mission. Faced with this revelation, no one can keep silent. The Word grants the power of word.

(Source: Living Liturgy 2015)