Lịch phụng vụ CN 20 TN - Năm B



Chúa Nhật thứ 20 Thường niên năm B


Thứ Hai trong tuần 20 Thường niên ngày 17 tháng 8

Bài đọc: Tl 2, 11-19
Đáp ca: Tv 105, 34-35. 36-37. 39-40. 43ab và 44
Phúc âm: Mt 19, 16-22

Thứ Ba trong tuần 20 Thường niên ngày 18 tháng 8
Bài đọc: Tl 6, 11-24a
Đáp ca: Tv 84, 9. 11-12. 13-14
Phúc âm: Mt 19, 23-30

Thứ Tư trong tuần 20 Thường niên ngày 19 tháng 8
Bài đọc: Tl 9, 6-15
Đáp ca: Tv 20, 2-3. 4-5. 6-7
Phúc âm: Mt 20, 1-16a

Thứ Năm trong tuần 20 Thường niên ngày 20 tháng 8, Thánh Bênađô, viện phụ, tiến sĩ hội thánh. Lễ nhớ.
Bài đọc: Tl 11, 29-39a
Đáp ca: Tv 39, 5. 7-8a. 8b-9. 10
Phúc âm: Mt 22, 1-14

Thứ Sáu trong tuần 20 Thường niên ngày 21 tháng 8, Thánh Piô X, giáo hoàng. Lễ nhớ.
Bài đọc: R 1, 1. 3-6. 14b-16. 22
Đáp ca: Tv 145, 5-6. 7. 8-9a. 9bc-10
Phúc âm: Mt 22, 34-40

Thứ Bảy trong tuần 20 Thường niên ngày 22 tháng 8, Đức Maria Trinh nữ vương. Lễ nhớ.
Bài đọc: R 2:1-3, 8-11; 4:13-17
Đáp ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5
Phúc âm: Mt 23:1-12

Chúa Nhật thứ 21 Thường niên ngày 23 tháng 8
Bài đọc I: Gs 24, 1-2a. 15-17. 18b
Đáp ca: Tv 33, 2-3. 16-17. 18-19. 20-21. 22-23
Bài đọc II: Ep 5, 21-32
Phúc âm: Ga 6, 60-69

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 21 Thường niên năm B


Phúc âm: Ga 6, 60-69

60 Nghe rồi, nhiều môn đệ của Người liền nói: “Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi ?” 61 Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: “Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư?62 Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?63 Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống.
     64 “Nhưng trong anh em có những kẻ không tin.” Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người.65 Người nói tiếp: “Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho.”66 Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa.

     67 Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?”68 Ông Si-môn Phê-rô liền đáp: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.69 Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Khi suy niệm bản văn Ga 6,60-69, người tín hữu hôm nay không được phép bằng lòng với việc trách móc nhóm môn đệ đã bỏ đi hoặc khen ngợi Nhóm Mười Hai vẫn còn ở lại. Làm như thế là quên mất rằng chính mình cũng là một môn đệ, là một trong Nhóm Mười Hai. Do đó, họ phải tự hỏi: Quan niệm của tôi về Đức Giêsu lâu nay như thế nào? Tôi đang đặt những niềm chờ mong gì nơi Người? Tại sao tôi còn ở lại với Người? Những câu hỏi này bắt tôi phải ra khỏi tình trạng nửa vời để dứt khoát chọn Đức Giêsu. 

2. Người ta không thể nhận biết Đức Giêsu từ xa, nhưng chỉ khi ở gần; và người ta cũng không thể nhận biết Đức Giêsu khi dựa trên sự lãnh đạm, sự chỉ trích và kiêu ngạo, nhưng chỉ nhờ tin tưởng hoàn toàn vào Người. Phêrô không nhắc lại một trong cách danh hiệu quen thuộc của Đức Giêsu; ông không nhấn mạnh trên tầm quan trọng của Người đối với loài người, nhưng ông xác định được về Người nhờ dựa trên tương quan của Người với Chúa Cha.

3. Chúng ta không được lãnh nhận Đức Kitô trong bí tích Thánh Thể rồi lại đi tìm các thú vui riêng cho mình; nếu chúng ta chỉ nghĩ đến mình, chúng ta không thật sự tin vào Đức Kitô. Đức Giêsu biết khó khăn này, nên Người mời chúng ta đi vào thế giới của Thánh Thần. Nếu chúng ta đặt sự chọn lựa của chúng ta trên nền tảng là lô-gích người phàm, chúng ta sẽ thất vọng. Chỉ khi nào chúng ta có thể lắng nghe tiếng gọi của Chúa Cha, khi nào chúng ta để cho Thần Khí thúc đẩy, chúng ta mới có thể hiểu và chọn Đức Kitô.

4. Có thể nói hoạt cảnh ngắn trong đó Phêrô xuất hiện ra như là người phát ngôn của Nhóm Mười Hai là phương tiện giúp tác giả suy tư về Nhóm Mười Hai. Tác giả ghi nhận rằng Nhóm Mười Hai đã được Đức Giêsu chọn (Ga 6,70), dù không cho biết vào dịp nào và trong những hoàn cảnh nào. Do sự trung tín của họ với Đức Giêsu, Nhóm Mười Hai ở vào thế tương phản với những môn đệ đã sa sút. Không giống với các môn đệ đã bỏ đi, Nhóm Mười Hai ở lại với Đức Giêsu. Tuy nhiên, tương lai còn đó để Nhóm Mười Hai xác nhận sự chọn lựa của các ông: cuộc Thương Khó của Đức Giêsu sẽ là biến cố tối hậu bắt các ông phải minh định lập trường của mình.

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Twenty-first Sunday in Ordinary Time – Year B

Gospel: Jn 6:60-69

Many of Jesus’disciples who were listening said, “This saying is hard; who can accept it?” Since Jesus knew that his disciples were murmuring about this, he said to them, “Does this shock you? What if you were to see the Son of Man ascending to where he was before? It is the spirit that gives life, while the flesh is of no avail. The words I have spoken to you are Spirit and life. But there are some of you who do not believe.” Jesus knew from the beginning the ones who would not believe and the one who would betray him. And he said, “For this reason I have told you that no one can come to me unless it is granted him by my Father.”

As a result of this, many of his disciples returned to their former way of life and no longer accompanied him. Jesus then said to the Twelve, “Do you also want to leave?” Simon Peter answered him, “Master, to whom shall we go? You have the words of eternal life. We have come to believe and are convinced that you are the Holy One of God.”

(http://www.usccb.org/bible/readings/082315.cfm)

Reflection

We love to have choices between two goods - that way we cannot lose. The disciples in this gospel are faced with a choice. This choice, however, is not between two goods. It is a choice between life and death. Just as Joshua sets before the Israelites a choice (“decide today whom you will serve”) so, too, does Jesus set before us a choice (“Do you also want to leave?”). Staying with Jesus is a choice for “eternal life.” It cannot be a half-hearted choice. It is a choice that must be backed up by who we are and the way we choose to live.

Jesus’ teaching about the Eucharist is the fulcrum upon which this choice rests, for it is the Eucharist which draws together our relationship with Jesus as well as with one another in lives of self-giving. And this is what makes choosing to follow Jesus so difficult: the demand of discipleship is that we embrace all of Jesus’ way of living - we embrace the goodness of who he is and the demands of self-giving living as he did. On our own, we could not even make such a demanding and all-encompassing choice. But Jesus also reminds us that we are not alone; the Spirit is given us as well and enables us to make the choice to which Jesus calls us. Thus the choice Jesus sets before the disciples in this gospel is deeper than simply “Do you also want to leave?” Jesus is inviting them to come to believe in who he is (“the Holy One of God” given as Bread from heaven) and what he offers (his own Body and Blood for eternal Life). Believing, however, is not mere verbal assent. It must become the lived conviction of choosing to stay with and in the risen Christ. Choosing to stay with Jesus is a way of living modeled on Jesus’ own way of self-giving living.

Choosing Jesus and his teaching requires letting go of what we know of God and allowing God to act in a whole new way toward us. Israel’s expectations of God and who the Messiah would be blocked the way for some to see God acting in a new way and offering a whole new way of relating to us. Never before had Israel heard of a God who becomes incarnate and dwells among the people. Never before had God demanded so much of the people - to give one’s life for others. To share in Jesus’ Body and Blood demands of us this same kind of self-giving. The gift transforms us and in this it makes harsh demands on us, for we become like the Master and can expect to have done to us what the Master had done to him. Choosing to follow Jesus and accept his gift of Self to us is a challenge to see beyond the sacrifice of self-giving and continual dying for the sake of others to the Life that comes from this self-sacrifice. It is always good to remember that Jesus is the Bread of Life. Self-giving always leads to new life and this is why we are able to make the choice to stay with the Master - he has “the words of eternal life.”

To the point: The choice Jesus sets before the disciples in this gospel is deeper than “Do you also want to leave?” Jesus is inviting them to come to believe in who he is (“the Holy One of God” given as Bread from heaven) and what he offers (his own Body and Blood for eternal Life). Believing, however, is not mere verbal assent. It must become the lived conviction of choosing to stay with and in the risen Christ.

(Source: Living Liturgy 2015)