Chúa Nhật thứ 3 mùa vọng năm C
Thứ Hai trong tuần 3 mùa vọng, ngày 14 tháng 12,
thánh Gioan Thánh giá, linh mục, tiến sĩ hội thánh. Lễ nhớ.
Bài đọc: Ds 24, 2-7. 15-17a
Đáp ca: Tv 24, 4bc-5ab. 6-7bc. 8-9
Phúc âm: Mt 21, 23-27
Thứ Ba trong tuần 3 mùa vọng, ngày 15 tháng 12
Bài đọc: Xp 3, 1-2. 9-13
Đáp ca: Tv 33, 2-3. 6-7. 17-18. 19 và 23
Phúc âm: Mt 21, 28-32
Thứ Tư trong tuần 3 mùa vọng, ngày 16 tháng 12
Bài đọc: Is 45, 6b-8. 18. 21b-26
Đáp ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14
Phúc âm: Lc 7, 19-23
Thứ Năm trong tuần 3 mùa vọng, ngày 17 tháng 12
Bài đọc: St 49, 2. 8-10
Đáp ca: Tv 71, 2. 3-4ab. 7-8. 17
Phúc âm: Mt 1, 1-17
Thứ Sáu trong tuần 3 mùa vọng, ngày 18 tháng 12
Bài đọc: Gr 23, 5-8
Đáp ca: Tv 71, 2. 12-13. 18-19
Phúc âm: Mt 1, 18-24
Thứ Bảy trong tuần 3 mùa vọng, ngày 19 tháng 12
Bài đọc: Tl 13, 2-7. 24-25a
Đáp ca: Tv 70, 3-4a. 5-6ab. 16-17
Phúc âm: Lc 1, 5-25
Chúa Nhật thứ 4 mùa vọng, ngày 20 tháng 12
Bài đọc I: Mk 5, 2-5a
Đáp ca: Tv 79, 2ac và 3b. 15-16. 18-19
Bài đọc II: Dt 10, 5-10
Phúc âm: Lc 1, 39-45
HỌC HỎI KINH THÁNH
Chúa Nhật 4 mùa vọng
năm C
Phúc âm: Lc 1, 39-45
39 Hồi ấy, bà Ma-ri-a
vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giu-đa.40
Bà vào nhà ông Da-ca-ri-a và chào hỏi bà Ê-li-sa-bét.41 Bà
Ê-li-sa-bét vừa nghe tiếng bà Ma-ri-a chào, thì đứa con trong bụng nhảy lên, và
bà được đầy tràn Thánh Thần,42 liền kêu lớn tiếng và nói rằng: “Em
được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được
chúc phúc.43 Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?44
Vì này đây, tai tôi vừa nghe tiếng em chào, thì đứa con trong bụng đã nhảy
lên vui sướng.45 Em thật có phúc, vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện
những gì Người đã nói với em.”
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Vừa biết tin chị họ mang thai sắp đến thời kỳ sinh nở, Đức Maria
đã vội vã lên đường để đến phục vụ bà. Nhưng vì Mẹ cũng đang cưu mang
Đấng Cứu thế, Mẹ trở thành người mang Đức Kitô đến cho gia đình Dacaria.
Người ki-tô hữu, đang mang Đức Kitô trong tâm hồn, cũng phải luôn luôn
nôn nóng ra đi trên khắp nẻo đường thế giới để mang niềm vui và sự bình
an đến cho mọi người.
2. Phần thứ nhất của Kinh Kính Mừng hoàn toàn lấy từ Tân Ước, liên
kết các lời nói đầu tiên của thiên thần (“Kinh mừng Maria đầy ơn phúc,
Đức Chúa Trời ở cùng bà”) với những lời nói đầu tiên của bà Êlisabét
(“Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng bà gồm phúc lạ”). Sứ
thần đã gọi Đức Maria là “đầy ơn phúc”; bà Êlisabét đã gọi ngài là “có
phúc lạ” (= được chúc phúc). Cả hai vị đều diễn tả trước hết quan hệ
Thiên Chúa tạo ra với Đức Maria, cách thức Ngài ngỏ lời với Đức Maria.
Tất cả những gì người ta có thể nói về Mẹ tùy thuộc tương quan này. Đức
Maria vui sướng được sống trong tương quan này. Chúng ta có sống với
lòng biết ơn trong sự lệ thuộc vào Thiên Chúa chăng?
3. Đức Maria đã cưu mang Con Đấng Tối Cao (1,32), Con Thiên Chúa
(1,35) và sẽ sinh hạ Ngài ra. Do đó, Mẹ là “Thân Mẫu Đức Chúa”. Như bà
Êlisabét đã trải nghiệm thân phận bất xứng, chúng ta cũng diễn tả kinh
nghiệm này qua lời cầu xin: “Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho
chúng con là kẻ có tội”. Chúng ta xin Mẹ Đức Chúa, Mẹ Thiên Chúa, chuyển
cầu cho chúng ta. Chúng ta nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Bà Êlisabét
chan hòa niềm vui vì Thân Mẫu Đức Chúa đến nhà bà; đồng thời bà biết
rằng bà không ở ngang tầm với Thân Mẫu Đức Chúa, nhưng không hề tị hiềm.
Bà bày tỏ sự kính trọng đối với Đức Maria. Trong khi đó, Đức Maria, Mẹ
Đức Chúa, lại ở lại nhà bà Êlisabét. Sự kính trọng các khác biệt không
chống lại sự hiệp thông thân tình và vui tươi.
4. Do mầu nhiệm Truyền Tin và Thăm Viếng, Đức Maria chính là điển
hình của kiểu sống mà chúng ta phải theo. Trước tiên, Mẹ đã đón tiếp Đức
Giêsu vào cuộc sống của Mẹ; sau đó, những gì Mẹ đã lãnh nhận, Mẹ đã
chia sẻ. Mỗi lần chúng ta rước lễ, Đức Giêsu là Ngôi Lời trở thành thịt
trong cuộc đời chúng ta. Vậy đấy đã là Lễ Tế Tạ Ơn đầu tiên: phần dâng
lễ chính là Đức Maria dâng Con Mẹ nơi mình, còn bàn thờ Người đã thiết
lập là lòng Mẹ. Là người duy nhất có thể khẳng định với một niềm tin
tưởng tuyệt đối: “Này là Mình tôi”, kể từ lúc đó, Đức Maria đã dâng
chính thân Mẹ, sức mạnh của Mẹ, toàn bản thân Mẹ, để tạo nên Thân Thể
Đức Kitô” (CP. Têrêxa Calcutta).
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)
Fourth Sunday of Advent
– Year C
Gospel: Lk 1:39-45
Mary set out and traveled to the
hill country in haste to a town of Judah, where she entered the house of
Zechariah and greeted Elizabeth. When Elizabeth heard Mary’s greeting, the
infant leaped in her womb, and Elizabeth, filled with the Holy Spirit, cried
out in a loud voice and said, “Blessed are you among women, and blessed is the
fruit of your womb. And how does this happen to me, that the mother of my Lord
should come to me? For at the moment the sound of your greeting reached my
ears, the infant in my womb leaped for joy. Blessed are you who believed that
what was spoken to you by the Lord would be fulfilled.”
(http://usccb.org/bible/readings/122015.cfm)
Reflection
The phrase “gone, but not
forgotten” is associated with songs, movies, a TV show episode, a novel, a
poem. It is different from another well-known phrase, “out of sight, out of
mind.” These sayings address a common enough human experience: absence and
presence. When someone is not immediately at hand, do we forget or remember
this person? The answer to this question rests largely on how important this
person is for us. The more love we have, the more this individual is always
present to us. Physical proximity is not the measure of presence; attentiveness
(even in absence) and love are. This Sunday’s gospel addresses absence and
presence.
Mary visited her cousin Elizabeth
and they were present to each other in a most extraordinary encounter. Clearly
also present and active was the Holy Spirit who overshadowed Mary to conceive
the Savior of the world, inspired Elizabeth to extol Mary and the “fruit of
[her] womb,” and prompted the unborn John to leap for joy. The Holy Spirit
brought an intensity to each encounter that augured the singularity and significance
of all these happenings. Mary didn’t simply “set out” to visit Elizabeth; she
went “in haste.” Elizabeth didn’t simply say “hello” to Mary, but “cried out in
a loud voice” the blessings of Mary and her unborn infant. John didn’t simply
give a gentle kick in Elizabeth’s womb at this encounter, but “leaped for joy.”
On this Fourth Sunday of Advent,
quickly approaching our celebration of the birth of the Son of God, we need to
open ourselves to receive this same intensity from the Holy Spirit. This same
Holy Spirit overshadows, inspires, and prompts those of us who believe to “set
out” “in haste” to touch others with divine Presence. Elizabeth blesses Mary
because she “believed” that God would fulfill in her all that the angel Gabriel
had said to her. Now so must we believe that God fulfills in us all the
goodness and love that is promised.
Absent from this account is any
sense that either woman resisted God’s invitation to cooperate in the work of
salvation. Absent from this account is any sense that either woman said no to
God’s will, even when that will was surely not clear, not within the boundaries
of normal expectations, not easy to accept. Salvation is the convergence of
God’s will and our own will. Like Mary and Elizabeth, we must make any no to
what God asks of us absent from our lives. Mary and Elizabeth show us the way
to our being overshadowed by the Spirit by their offering their own bodies in
cooperating with God’s plan of salvation. So must we offer ourselves with the
same willingness, with the same love response, with the same eager desire for
divine Presence within and among us. This divine Presence is never gone, never
absent. We cannot ever forget that.
To the point:
The Holy Spirit overshadowed Mary to conceive the Savior of the world, inspired Elizabeth to extol Mary and the “fruit of [her] womb,” and prompted the unborn John to leap for joy. This same Holy Spirit overshadows, inspires, and prompts those who believe to “set out” “in haste” to touch others with divine Presence.
The Holy Spirit overshadowed Mary to conceive the Savior of the world, inspired Elizabeth to extol Mary and the “fruit of [her] womb,” and prompted the unborn John to leap for joy. This same Holy Spirit overshadows, inspires, and prompts those who believe to “set out” “in haste” to touch others with divine Presence.
(Source: Living Liturgy 2016)