Lịch phụng vụ Chúa Nhật thứ 2MV - năm C



Chúa Nhật thứ 2 mùa vọng năm C

Thứ Hai trong tuần 2 mùa vọng, ngày 7 tháng 12, thánh Ambrôsiô, giám mục, tiến sĩ hội thánh. Lễ nhớ.
Bài đọc: Is 35, 1-10
Đáp ca: Tv 84, 9ab-10. 11-12. 13-14
Phúc âm: Lc 5, 17-26

Thứ Ba trong tuần 2 mùa vọng, ngày 8 tháng 12, Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Lễ buộc.
Bài đọc I: St 3, 9-15. 20
Đáp ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4
Bài đọc II: Ep 1, 3-6. 11-12
Phúc âm: Lc 1, 26-38

Thứ Tư trong tuần 2 mùa vọng, ngày 9 tháng 12
Bài đọc: Is 40, 25-31
Đáp ca: Tv 102, 1-2. 3-4. 8 và 10
Phúc âm: Mt 11, 28-30

Thứ Năm trong tuần 2 mùa vọng, ngày 10 tháng 12
Bài đọc: Is 41, 13-20
Đáp ca: Tv 144, 1 và 9. 10-11. 12-13ab
Phúc âm: Mt 11, 11-15

Thứ Sáu trong tuần 2 mùa vọng, ngày 11 tháng 12
Bài đọc: Is 48, 17-19
Đáp ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6
Phúc âm: Mt 11, 16-19

Thứ Bảy trong tuần 2 mùa vọng, ngày 12 tháng 12, lễ Đức mẹ Guadalupe. Lễ kính.
Bài đọc I: Dcr 2, 14-17
Đáp ca: Gđt 13, 23bc-24a. 25abc
Bài đọc II: Kh 11, 19; 12, 1-6. 10
Phúc âm: Lc 1, 26-38

Chúa Nhật thứ 3 mùa vọng, ngày 13 tháng 12
Bài đọc I: Xp 3, 14-18a
Đáp ca: Is 12, 2-3. 4bcd. 5-6
Bài đọc II: Pl 4, 4-7
Phúc âm: Lc 3, 10-18


HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 3 mùa vọng năm C
Phúc âm: Lc 3, 10-18
10 Đám đông hỏi ông rằng: “Chúng tôi phải làm gì đây?”11 Ông trả lời: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, thì cũng làm như vậy.”12 Cũng có những người thu thuế đến chịu phép rửa. Họ hỏi ông: “Thưa thầy, chúng tôi phải làm gì?”13 Ông bảo họ: “Đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định cho các anh.”14 Binh lính cũng hỏi ông: “Còn anh em chúng tôi thì phải làm gì?” Ông bảo họ: “Chớ hà hiếp ai, cũng đừng tống tiền người ta, hãy an phận với số lương của mình.”
     15 Hồi đó, dân đang trông ngóng, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gio-an lại chẳng là Đấng Mê-si-a!16 Ông Gio-an trả lời mọi người rằng: “Tôi, tôi làm phép rửa cho anh em trong nước, nhưng có Đấng mạnh thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa.17 Tay Người cầm nia rê sạch lúa trong sân: thóc mẩy thì thu vào kho lẫm, còn thóc lép thì bỏ vào lửa không hề tắt mà đốt đi.”18 Ngoài ra, ông còn khuyên dân nhiều điều khác nữa, mà loan báo Tin Mừng cho họ.
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Sự hoán cải chân thật không bao giờ chỉ dừng lại với những tâm tình tốt đẹp, nhưng phải được diễn tả ra bằng một cuộc sống tương hợp cụ thể với giáo huấn của Đức Kitô. Các thính giả của Gioan đã hỏi: “Chúng tôi phải làm gì đây ?”, và vị Tẩy Giả đã chỉ dẫn cho mỗi hạng người một cách thức cụ thể để sống hoán cải. Có người thì phải tôn trọng công bình, có người được đề nghị chia sẻ, có người thì được mời tha thứ những xúc phạm, hoặc sống lương thiện trong nghề nghiệp của mình.
2. Người ta có thể yêu cầu gì nơi những con người và những dân tộc đang sống và hầu như đang chết ngộp trong sự phồn vinh phú túc, trong khi hàng triệu người đang sống cũng trên trái đất này đang chết đói? Với quyền gì mà có những người được bảo rằng họ được duy trì và đảm bảo sự phú túc của họ, trong khi những người khác thậm chí không có những cái hết sức cần thiết? Tình trạng này là một sỉ nhục, chế nhạo lời kêu gọi hoán cải theo Tin Mừng. Cho dù cá nhân không có nhiều điều kiện để hành động, người ta cũng không được chấp nhận tình trạng ấy. Họ phải làm hết sức mà chia sẻ cách huynh đệ.
3. Liên kết với mỗi loại địa vị, thẩm quyền, khả năng, kiến thức… là một thứ quyền nào đó. Do đó trong mỗi loại nghề nghiệp, luôn có những nguy cơ và cám dỗ lạm dụng quyền hành để bóc lột người khác hầu thủ lợi cho mình. Mỗi thứ nghề nghiệp đều cần một nền luân lý nghề nghiệp riêng. Và mỗi người phải hành động với tinh thần trách nhiệm trong vị trí của mình và trong chính nghề của mình, phục vụ người khác bằng chính “quyền bính” của mình, chứ không lạm dụng mà làm thiệt hại đến người khác.

4. Nếu Đấng Mêsia đến đưa ơn cứu độ cho thế giới, các núi đồi (những ai có quá nhiều) phải lấp đầy các thung lũng (những người có quá ít). Nơi nào còn có bất bình đẳng, sự giàu có bất công bên cạnh cảnh sống cùng quẫn, người Kitô hữu phải san bằng các núi đồi và thung lũng. Nếu chúng ta có một thứ mà người khác rất cần, phải chăng chúng ta bán với giá thật cao để trục lợi? Có khi nào chúng ta lạm dụng địa vị, nghề nghiệp để khống chế kẻ khác? Có khi nào chúng ta lạm dụng quyền bính để bắt người khác chờ hàng giờ để được một điều chúng ta có thể làm dễ dàng tức khắc cho họ? 
5. Xin ghi lại một suy tư của thánh Âutinh (354-430):
« Gioan cao trọng đến nỗi người ta đã có thể coi ông là Đức Kitô. Chẳng cần ông phải nói ra; người ta đã nghĩ như thế rồi… Nhưng người bạn khiêm tốn ấy của chàng rể, nhiệt thành phục vụ danh dự của chàng rể, không muốn chiếm lấy chỗ của chàng rể, như một chuyện ngoại tình. Ông làm chứng cho bạn mình, ông đưa chàng rể đích thực đến với cô dâu, ông kinh tởm chuyện mình được yêu thương thay thế Người bởi vì ông chỉ muốn được yêu thương trong Người mà thôi…
Người môn đệ nghe tiếng thầy; người ấy đứng bởi vì đang lắng nghe thầy, bởi vì nếu người ấy từ chối nghe thầy, chắc chắn người ấy sẽ té ngã. Điều làm nổi bật sự cao trọng của Gioan trước mắt chúng ta, đó là ông đã có thể được coi là Đấng Kitô, tuy thế, ông đã chọn làm chứng cho Đức Giêsu Kitô, công bố sự cao cả của Người và hạ mình xuống, chứ không coi mình là Đấng Mêsia và tự lừa dối mình khi lừa dối kẻ khác. Do đó, Đức Giêsu có lý khi nói về ông rằng ông còn hơn là một ngôn sứ … Gioan đã tự hạ trước sự cao cả của Chúa, để sự khiêm nhường của ông đáng được sự cao cả ấy nâng lên
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)
Third Sunday of Advent – Year C
Gospel: Lc 3, 10-18
The crowds asked John the Baptist, “What should we do?” He said to them in reply, “Whoever has two cloaks should share with the person who has none. And whoever has food should do likewise.” Even tax collectors came to be baptized and they said to him, “Teacher, what should we do?” He answered them, “Stop collecting more than what is prescribed.” Soldiers also asked him, “And what is it that we should do?” He told them, “Do not practice extortion, do not falsely accuse anyone, and be satisfied with your wages.”
Now the people were filled with expectation, and all were asking in their hearts whether John might be the Christ. John answered them all, saying, “I am baptizing you with water, but one mightier than I is coming. I am not worthy to loosen the thongs of his sandals. He will baptize you with the Holy Spirit and fire. His winnowing fan is in his hand to clear his threshing floor and to gather the wheat into his barn, but the chaff he will burn with unquenchable fire.” Exhorting them in many other ways, he preached good news to the people.
(http://usccb.org/bible/readings/121315.cfm)
Reflection
In terms of our everyday lives, most of us are too over-scheduled even to think about asking a question such as, “What should we do?” We rush from one thing to the next, just barely squeaking by. Choices seem nonexistent. We just want to get through our day being on time for work, getting the kids to soccer, getting something to eat for ourselves and our family, finding time to get the homework finished, answering emails, checking up on our social media sites, texting a few messages. We fall into bed, sleep a few hours, then get up the next day and start the hectic routine all over again. “What should we do?” Ah, to even have the luxury of time to ask the question! At this midpoint in Advent, the gospel calls us to stop, examine our lives and relationships, and perhaps prioritize in a different way how we spend our time.
John the Baptist challenged the people who asked him, “What should we do?” by admonishing them to far exceed their present way of acting toward others. When we are so rushed, or don’t put others first, or don’t have God as the center of our lives, it is very easy to fall into doing only what is minimally required. John is saying that minimum is not enough. Minimum responses in our relationships do not take us beyond ourselves to encounter the goodness that is present to us. Minimum responses surely don’t fill us with an expectation that our anxieties can be diminished when we act out of the realization that the “Lord is near” (second reading).
Yet even such “good news” does not measure up to what the “one mightier” than John will ask of us. Christ, who baptizes us “with the Holy Spirit,” will require no less of us than living the Gospel he came to reveal, a Gospel that exacts the gift of our very selves. If we ask, “What should we do?” we must be prepared for an answer that challenges us. Are we willing even to ask the question? Are we willing to reorganize our lives so that Christ is truly at the center, so that the magnanimity of our hearts is measured by something other than getting through another hectic day? Just like John, our lives are about others. Like John, we are to give our all—yes, our very lives—so that others can live better and love more deeply. By taking the time to ask the right questions, we define ourselves not in terms of what we do but who we are in relation to Other and others. The relationship to others is the key, not what we or they do.
To the point: John the Baptist challenged the people who asked him, “What should we do?” by admonishing them to far exceed their present way of acting toward others. Yet even such “good news” does not measure up to what the “one mightier” than John will ask of us. Christ, who baptizes us “with the Holy Spirit,” will require no less of us than living the Gospel he came to reveal, a Gospel that exacts the gift of our very selves. If we ask, “What should we do?” we must be prepared for an answer that challenges us. Are we willing even to ask the question?
(Source: Living Liturgy 2016)