Lịch phụng vụ CN 21 TN - năm B




Chúa Nhật thứ 21 Thường niên năm B

Thứ Hai trong tuần 21 thường niên ngày 24 tháng 8, thánh Batôlômêô tông đồ, lễ kính.
Bài đọc: Kh 21, 9b-14
Đáp ca: Tv 144, 10-11. 12-13ab. 17-18  
Phúc âm: Ga 1, 45-51

Thứ Ba trong tuần 21 thường niên ngày 25 tháng 8
Bài đọc: 1 Tx 2, 1-8
Đáp ca: Tv 138, 1-3. 4-6
Phúc âm: Mt 23, 23-26

Thứ Tư trong tuần 21 thường niên ngày 26 tháng 8
Bài đọc: 1 Tx 2, 9-13
Đáp ca: Tv 138, 7-8. 9-10. 11-12ab
Phúc âm: Mt 23, 27-32

Thứ Năm trong tuần 21 thường niên ngày 27 tháng 8, thánh Mônica, lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Tx 3, 7-13
Đáp ca: Tv 89, 3-4. 12-13. 14 và 17
Phúc âm: Mt 24, 42-51

Thứ Sáu trong tuần 21 thường niên ngày 28 tháng 8, thánh Âu tinh, giám mục, tiến sĩ hội thánh.
Bài đọc: 1 Tx 4, 1-8
Đáp ca: Tv 96, 1-2b. 5-6. 10. 11-12
Phúc âm: Mt 25, 1-13

Thứ Bảy trong tuần 21 thường niên ngày 29 tháng 8, thánh Gioan Tẩy giả bị trảm quyết. Lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Tx 4, 9-11
Đáp ca: Tv 97, 1. 7-8. 9
Phúc âm: Mc 6, 17-29

Chúa Nhật thứ 22 thường niên ngày 24 tháng 8
Bài đọc I: Đnl 4, 1-2. 6-8
Đáp ca: Tv 14, 2-3ab. 3cd-4ab. 4c-5
Bài đọc II: Gc 1, 17-18. 21b-22. 27
Phúc âm: Mc 7, 1-8a. 14-15. 21-23

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 22 Thường niên năm B


1 Có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến.2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa.3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận;4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng.5 Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: “Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa?”6 Người trả lời họ: “Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta.7 Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.
     8 Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.” 14 Sau đó, Đức Giê-su lại gọi đám đông tới mà bảo: “Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ:15 Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế.
21 Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người,22 ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.23 Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Hôm nay, chúng ta cũng có thể bị Đức Giêsu trách: chúng ta tự đặt ra cho mình những luật lệ loài người, những luật lệ được tính ích kỷ tạo ra hoặc những luật lệ chúng ta áp đặt cho mình từ bên ngoài. Chúng ta thường để mình đi theo những gì được coi là đáng chuộng, là cần thiết, là tân thời, là hiện đại. Thế giới hiện đại với chủ trương duy vật và khai thác xu hướng tiêu thụ có thể khiến chúng ta lạc xa đường lối của Thiên Chúa, là đường lối duy nhất bảo đảm cho chúng ta được sống muôn đời.

2. Đối với chúng ta, điều quan trọng là ở trong tương quan đúng đắn với Thiên Chúa: sự trong sạch đích thực hệ tại điều này. Nẻo đường duy nhất giúp ta đạt tới đó là sống không phải theo những quy tắc của loài người, nhưng theo ý muốn của Thiên Chúa. Và như thế có nghĩa là giữ điều răn bên ngoài mà thôi thì không đủ; chính trái tim con người phải quy hướng về thánh ý Thiên Chúa.

3. Cũng nên ý thức về tính đòi hỏi, bó buộc, của các điều răn của Thiên Chúa, vì các điều răn không bảo: Nếu ngươi muốn, ngươi có thể làm điều này điều nọ, nhưng bảo: Ngươi phải làm, ngươi không được làm. Chúng ta nghe Đức Giêsu nhắc lại các điều răn của Thiên Chúa, chúng ta đọc các điều răn ấy ra trên môi miệng, nhưng chúng ta có đưa các điều ấy đi vào trái tim chúng ta chăng?

4. Nếu chúng ta đầy lòng biết ơn Thiên Chúa, chúng ta sẽ luôn tha thiết ca ngợi Ngài, và cũng biết dành chỗ cho người anh chị em cũng như biết đối xử với họ với lòng yêu mến. Chúng ta đi lễ, chúng ta chúc bình an cho nhau, chúng ta nhận Mình thánh Chúa Kitô làm lương thực, chúng tat ham dự biết bao cuộc cử hành, thế nhưng khi gặp trên đường những người mà chúng ta đã ngồi bên cạnh, chúng ta đã bắt tay, có khi đã chia sẻ một chuyến hành hương, chúng ta giả bộ không quen biết họ! Vì vội chạy theo công việc làm ăn của thế giới tiêu thụ? Vì những con người ấy có thể làm nặng lòng chúng ta với những vấn đề của họ, nên cũng là có thể làm cho chúng ta mất những khoản lợi nhuận nào đó mà chúng ta đang theo đuổi? Thế thì chúng ta đặt Luật Thiên Chúa ở chỗ nào trong đời sống chúng ta?

(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Twenty-second Sunday in Ordinary Time – Year B

Gospel: Mk 7:1-8, 14-15, 21-23
When the Pharisees with some scribes who had come from Jerusalem gathered around Jesus, they observed that some of his disciples ate their meals with unclean, that is, unwashed, hands. For the Pharisees and, in fact, all Jews, do not eat without carefully washing their hands, keeping the tradition of the elders. And on coming from the marketplace they do not eat without purifying themselves. And there are many other things that they have traditionally observed, the purification of cups and jugs and kettles and beds. So the Pharisees and scribes questioned him, “Why do your disciples not follow the tradition of the elders but instead eat a meal with unclean hands?” He responded, “Well did Isaiah prophesy about you hypocrites, as it is written: This people honors me with their lips, but their hearts are far from me; in vain do they worship me, teaching as doctrines human precepts. You disregard God’s commandment but cling to human tradition.”

He summoned the crowd again and said to them, “Hear me, all of you, and understand. Nothing that enters one from outside can defile that person; but the things that come out from within are what defile.

“From within people, from their hearts, come evil thoughts, unchastity, theft, murder, adultery, greed, malice, deceit, licentiousness, envy, blasphemy, arrogance, folly. All these evils come from within and they defile.”

(http://usccb.org/bible/readings/083015.cfm)

Reflection

Some cities have installed red lights and speed cameras at intersections. Generally, people hate them. They generate far more traffic tickets than the police can issue. In spite of the negative reaction, over and over again these cameras have proven their worth: they force people to keep the law and they prevent harm from accidents that all too frequently happen at particularly busy and dangerous intersections. Yes, we hate the cameras because they cost those who disobey the law money. Yes, we also tolerate them because they save injury and lives. Ultimately, traffic laws are not about the city coffers, but about good order and eliminating accidents. This gospel is about laws, too. In their goal to be acceptable before God, some Pharisees and scribes became caught up in mere human traditions. Jesus contrasts God’s just laws that free us for deeper relationships with God and each other with mere human traditions that bind and harm relationships.

In the gospel it appeal's that “the Pharisees with some scribes” are judging Jesus and his disciples for how they fail to keep the Jewish traditions. In fact, Jesus is passing judgment on the Pharisees and scribes by facing them with their own self-righteousness. The Pharisees fixate on keeping human traditions; Jesus frees people from rigid adherence to human traditions and redirects them to authentic living of God’s commandments. At stake is right covenantal relationship with God and others in the community. Law is about right relationships, not about self-righteousness.
One can keep the letter of the law and miss entirely the point of the law - moral living is a sign of covenantal relationship with God. Israel’s taking possession of the land (see first reading) is a realization of salvation - God delivered them from their enemies as a sign that God is faithful to the covenant that God made with Israel. Israel, in turn, is to observe God’s commands. But these “wise and intelligent people” don’t merely keep the commandments; they know that the commandments are a sign of their faithful covenantal relationship with God. When our hearts are turned to God, we have life. This is what is at stake. God’s Life is what unbinds us and gives us the ultimate freedom.

To the point: In the gospel it appears that “the Pharisees with some scribes” are judging Jesus. In fact, Jesus is passing judgment on the Pharisees and scribes by facing them with their own self-righteousness. The Pharisees fixate on keeping human traditions; Jesus frees people from rigid adherence to human traditions and redirects them to authentic living of God’s commandments. At stake is right covenantal relationship with God and others in the community. Law is about right relationships, not about self-righteousness.

(Source: Living Liturgy 2015)