Lịch phụng vụ Chúa Nhật 4MV - năm C



Chúa Nhật thứ 4 mùa vọng năm C

Thứ Hai trong tuần 4 mùa vọng, ngày 21 tháng 12
Bài đọc: Dc 2, 8-14
Đáp ca: Tv 32, 2-3. 11-12. 20-21
Phúc âm: Lc 1, 39-45

Thứ Ba trong tuần 4 mùa vọng, ngày 22 tháng 12
Bài đọc: 1 Sm 1, 24-28
Đáp ca: 1 Sm 2, 1. 4-5. 6-7. 8abcd
Phúc âm: Lc 1, 46-56

Thứ Tư trong tuần 4 mùa vọng, ngày 23 tháng 12
Bài đọc: Ml 3, 1-4; 4, 5-6
Đáp ca: Tv 24, 4bc-5ab. 8-9. 10 và 14
Phúc âm: Lc 1, 57-66

Bài đọc: 2 Sm 7, 1-5. 8b-12. 16
Đáp ca: Tv 88, 2-3. 4-5. 27 và 29
Phúc âm: Lc 1, 67-79
Lễ Vọng Chúa Giáng Sinh.
Bài đọc I: Is 62, 1-5
Đáp ca: Tv 88, 4-5. 16-17. 27 và 29
Bài đọc II: Cv 13, 16-17. 22-25
Phúc âm:  Mt 1, 1-25

Thứ Sáu ngày 25 tháng 12, đại lễ Chúa Giáng Sinh.
Bài đọc I: Is 52, 7-10
Đáp ca: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4. 5-6
Bài đọc II: Dt 1, 1-6
Phúc âm: Ga 1, 1-18

Thứ Bảy ngày 26 tháng 12, thánh Stêphanô tử đạo tiên khởi. Lễ kính.
Bài đọc: Cv 6, 8-10; 7, 54-59
Đáp ca: Tv 30, 3cd-4. 6ab và 8a. 17 và 21ab
Phúc âm: Mt 10, 17-22

Chúa Nhật ngày 27 tháng 12, lễ Thánh Gia Thất.
Bài đọc I: Hc 3, 3-7. 14-17a
Đáp ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5
Bài đọc II: Cl 3, 12-21
Phúc âm:  Lc 2, 41-52

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật lễ Thánh Gia Thất
Phúc âm: Lc 2, 41-52
41 Hằng năm, cha mẹ Đức Giê-su trẩy hội đền Giê-ru-sa-lem mừng lễ Vượt Qua.42 Khi Người được mười hai tuổi, cả gia đình cùng lên đền, như người ta thường làm trong ngày lễ.43 Xong kỳ lễ, hai ông bà trở về, còn cậu bé Giê-su thì ở lại Giê-ru-sa-lem, mà cha mẹ chẳng hay biết.44 Ông bà cứ tưởng là cậu về chung với đoàn lữ hành, nên sau một ngày đường, mới đi tìm kiếm giữa đám bà con và người quen thuộc.45 Không thấy con đâu, hai ông bà trở lại Giê-ru-sa-lem mà tìm.
     46 Sau ba ngày, hai ông bà mới tìm thấy con trong Đền Thờ, đang ngồi giữa các thầy dạy, vừa nghe họ, vừa đặt câu hỏi.47 Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đối đáp của cậu.48 Khi thấy con, hai ông bà sửng sốt, và mẹ Người nói với Người: “Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con!”49 Người đáp: “Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?”50 Nhưng ông bà không hiểu lời Người vừa nói.
     51 Sau đó, Người đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Na-da-rét và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng.52 Còn Đức Giê-su ngày càng thêm khôn ngoan, thêm cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta.
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Ngay từ thuở niên thiếu, Đức Giêsu đã ý thức rằng Người sẽ phải trở về nhà Cha Người trên trời bằng một cái chết dữ dội, đã được Kinh Thánh tiên báo (Is 53; Tv 22; Tv 69…) và, vẫn theo Kinh Thánh (Hs 6,2; 2 V 20,5), người ta chỉ gặp lại Người (đang sống) vào ngày thứ ba. Truyện này cho thấy Người muốn cho Maria và Giuse sống cách biểu tượng mầu nhiệm Thương Khó – Phục Sinh, trước khi sống thực sự mầu nhiệm này. Thật ra mọi sự cố trong cuộc đời Đức Giêsu đều nói về mầu nhiệm trung tâm này. Chúng ta được mời gọi nhận biết rằng các biến cố thông thường của đời ta chỉ có ý nghĩa khi chúng giúp chúng ta sống mầu nhiệm Phục Sinh (Vượt Qua), nghĩa là đi từ cuộc sống này mà vào sự sống của chính Thiên Chúa.
2. Như Đức Maria đã hiểu, các cha mẹ hôm nay cũng cần phải hiểu: họ không bao giờ được chống lại ơn gọi của con cái họ, khi chúng đã nhận ra (ơn gọi linh mục, tu sĩ, hoặc ơn gọi lập gia đình). Muốn giữ con cái lại cho mình bằng mọi giá là một hình thái ích kỷ không tương hợp với tình yêu chân chính mà các cha mẹ phải có đối với con cái. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh lại: đi theo ơn gọi phải là sống một sự vâng phục đối với Đấng Cao Cả, chứ không phải là một sự đào thoát để tránh một quyền bính. Đức Giêsu vâng lời Chúa Cha, nhưng Người cũng vâng lời cha mẹ trần thế.  
3. Maria và Giuse bị lạc Đức Giêsu, không do lỗi các ngài. Nhưng các ngài vẫn đi tìm vì không thể sống thiếu Đức Giêsu. Khi người ta cảm thấy mình khô khan, sầu khổ thiêng liêng, không do lỗi mình, sự ngờ vực, bóng tối hoàn toàn, thì phải xem có phải do lỗi mình không, hay là do Thiên Chúa muốn đào luyện chúng ta (x. Lc 24,28). Cứ đi tìm Người cho đến khi tìm ra Người.  
4. Điều ta không hiểu, ta có thể phớt lờ đi hoặc tìm cách quên đi. Ta có thể tuyên bố rằng điều ấy chẳng có nghĩa gì và triệt để từ chối nó. Ngược lại, Đức Maria ghi giữ điều ấy và làm cho nó thành lực thúc đẩy bà kiên trì suy nghĩ (x. 2,19). Thật ra một điều gì đó có thể không nói cho tôi biết mọi sự vào lúc này. Tôi cũng chẳng có thể tự phụ cho rằng vào mọi lúc tôi hiểu tất cả những gì có một ý nghĩa. Mức độ hiểu biết giới hạn không phải là một lý do để loại bỏ hoặc xua trừ một điều gì đó.  
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)
Sunday of The Holy Family of Jesus, Mary and Joseph.
Gospel: Lk 2:41-52
Each year Jesus’ parents went to Jerusalem for the feast of Passover, and when he was twelve years old, they went up according to festival custom. After they had completed its days, as they were returning, the boy Jesus remained behind in Jerusalem, but his parents did not know it. Thinking that he was in the caravan, they journeyed for a day and looked for him among their relatives and acquaintances, but not finding him, they returned to Jerusalem to look for him. After three days they found him in the temple, sitting in the midst of the teachers, listening to them and asking them questions, and all who heard him were astounded at his understanding and his answers. When his parents saw him, they were astonished, and his mother said to him, “Son, why have you done this to us? Your father and I have been looking for you with great anxiety.” And he said to them, “Why were you looking for me? Did you not know that I must be in my Father’s house?” But they did not understand what he said to them. He went down with them and came to Nazareth, and was obedient to them; and his mother kept all these things in her heart. And Jesus advanced in wisdom and age and favor before God and man.
(http://usccb.org/bible/readings/122715.cfm)
Reflection
One of the great joys of the Christmas season is to behold the utter joy, innocence, beauty that light up the faces of little children. They are filled with wonder, delight, excitement. Year after year they grow into surer expectation about what happens with family and friends during Christmas. They grow into the family holiday traditions. This feast and these readings remind us that being a “holy” family is a matter of valuing the memories and traditions that make us who we are - a holy family, a holy people.
So much tradition shapes the event in this gospel: Passover in Jerusalem, significance of being twelve years old, traveling in caravan, being in the temple, obedience to parents. A surprising interruption of tradition also shapes this event: “the boy Jesus” astounded the teachers “at his understanding and his answers.” Each family - the Holy Family, our own families - must find a way to keep worthy traditions alive while at the same time remain open to something astoundingly new. Holiness consists in finding that way. We know whether to accept something new into our family tradition when that change in tradition deepens our holiness.
The Holy Family provides us the model we need. They were faithful and obedient to the traditions that formed who they were. They were also open to God’s astoundingly new in-breaking and willing to undergo the change that divine in-breaking invited for their lives. They teach us what it means to be “in [our] Father’s house,” where we learn our religious traditions and form the memories that make us who we are as members of the larger family of God. They teach us that we really belong to God, and everything about our living must reflect that we are most at home “in [our] Father’s house.” The Holy Family also teaches us to be obedient to the unknown and un-understood things to which God might be calling us. They teach us that our lives are about always growing “in wisdom and age and favor.”
It is in giving ourselves over to God’s unexpected new invitations that we, too, advance in “wisdom and age and favor / before God” and all those who know us. Our families are schools of holiness, for there we learn the memories and traditions that make us who we are and who God wants us to be: holy, God’s beloved children. Holiness is finding the way to be who we are in God’s sight: people of a tradition and people open to God’s new in-breaking.
To the point: So much tradition shapes the event in this gospel: Passover in Jerusalem, significance of being twelve years old, traveling in caravan, being in the temple, obedience to parents. A surprising interruption of tradition also shapes this event: “the boy Jesus” astounded the teachers “at his understanding and his answers.” Each family - the Holy Family, our own families - must find a way to keep worthy traditions alive while at the same time remain open to something astoundingly new. Holiness consists in finding that way.
(Source: Living Liturgy 2016)