Lịch phụng vụ CN 24 TN - Năm B



Chúa Nhật thứ 24 thường niên năm B


Thứ Hai trong tuần 24 thường niên ngày 14 tháng 9, lễ suy tôn Thánh giá, lễ kính.

Bài đọc I: Ds 21, 4-9
Đáp ca: Tv 77, 1-2. 34-35. 36-37. 38
Bài đọc II: Pl 2, 6-11
Phúc âm: Ga 3, 13-17

Thứ Ba trong tuần 24 thường niên ngày 15 tháng 9, lễ Đức Mẹ sầu bi, lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Tm 3, 1-13
Đáp ca: Tv 100, 1-2ab. 2cd-3ab. 5. 6
Phúc âm: Ga 19, 25-27 (hoặc Lc 2, 33-35)

Thứ Tư trong tuần 24 thường niên ngày 16 tháng 9, thánh Cornêliô, Giáo hoàng và Cyprianô, Giám mục, tử đạo, lễ nhớ.
Bài đọc: 1 Tm 3, 14-16
Đáp ca: Tv 110, 1-2. 3-4. 5-6
Phúc âm: Lc 7, 31-35

Thứ Năm trong tuần 24 thường niên ngày 17 tháng 9
Bài đọc: 1 Tm 4, 12-16
Đáp ca: Tv 110, 7-8. 9. 10
Phúc âm: Lc 7, 36-50

Thứ Sáu trong tuần 24 thường niên ngày 18 tháng 9
Bài đọc: 1 Tm 6, 2c-12
Đáp ca: Tv 48, 6-7. 8-10. 17-18. 19-20
Phúc âm: Lc 8, 1-3

Thứ Bảy trong tuần 24 thường niên ngày 19 tháng 9

Bài đọc: 1 Tm 6, 13-16
Đáp ca: Tv 99, 2. 3. 4. 5
Phúc âm: Lc 8, 4-15


Bài đọc I: Kn 2, 12. 17-20
Đáp ca: Tv 53, 3-4. 5. 6 và 8
Bài đọc II: Gc 3, 16 - 4, 3
Phúc âm: Mc 9, 30-37

HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 25 Thường niên năm B


Phúc âm: Mc 9, 30-37

30 Đức Giê-su và các môn đệ ra khỏi đó, đi băng qua miền Ga-li-lê. Nhưng Đức Giê-su không muốn cho ai biết,31 vì Người đang dạy các môn đệ rằng: “Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại.”32 Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người.

     33 Sau đó, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Ca-phác-na-um. Khi về tới nhà, Đức Giê-su hỏi các ông: “Dọc đường, anh em đã bàn tán điều gì vậy?”34 Các ông làm thinh, vì khi đi đường, các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả.35 Rồi Đức Giê-su ngồi xuống, gọi Nhóm Mười Hai lại mà nói: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người.”36 Kế đó, Người đem một em nhỏ đặt vào giữa các ông, rồi ôm lấy nó và nói:37 “Ai tiếp đón một em nhỏ như em này vì danh Thầy, là tiếp đón chính Thầy; và ai tiếp đón Thầy, thì không phải là tiếp đón Thầy, nhưng là tiếp đón Đấng đã sai Thầy.”

(Bản dịch nhóm CGKPV)

Suy niệm 

1. Đức Giêsu muốn lôi kéo tất cả những bạn đường của Người đi trên con đường này. Đến lời loan báo thứ ba, ta thấy Người đi đầu, một mình, còn các môn đệ đi theo sau, kinh hoàng. Chính Người hỏi đầu tiên, nhưng họ thì im lặng. Rõ ràng họ thật vất vả khi phải theo Người  trên nẻo đường này. Con đường là khung cảnh giúp hiểu sự cương quyết của Đức Giêsu đi thi hành thánh ý Chúa Cha, cho thấy sự cách biệt giữa Đức Giêsu và các môn đệ cũng như  tâm trạng thực của các ông.

2. Người môn đệ được khai tâm để có phong cách người tôi tớ trong và do cộng đoàn: tại đó, người ấy sẽ học thay thế mối bận tâm về chỗ nhất gây chia rẽ và đối lập, bằng nỗ lực tìm kiếm chỗ chót, như phương thế duy nhất để kiến tạo được sự hoà thuận khắp nơi (x. 9,50). Như thế, người ấy sẽ có thể thực sự bước theo Đức Giêsu trên nẻo đường tiến về Giêrusalem.

3. Sự cao cả được đo lường không phải bằng thành công và danh tiếng, nhưng bằng giá trị của công việc phục vụ ta cống hiến.

4. Các trẻ em có thể được coi như một địa chấn đồ (sismographes) của xã hội loài người. Nếu các em phát triển bình thường, điều đó chứng tỏ tương quan giữa những người lớn đang lành mạnh; nếu các em trở nên bất bình thường, điều đó cho thấy lối sống của người lớn có gì sai trái, méo mó. Thật ra, tất cả những gì gây tổn hại cho các trẻ em thì cũng chẳng xây dựng gì cho người lớn.

5. Đi vào Nước Thiên Chúa luôn luôn là một ân huệ; chúng ta không bao giờ đáng được, nhưng chỉ có thể chuẩn bị cho mình sẵn sàng đón nhận mà thôi.


(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

Twenty-fifth Sunday in Ordinary Time – Year B

Gospel: Mk 9:30-37

Jesus and his disciples left from there and began a journey through Galilee, but he did not wish anyone to know about it. He was teaching his disciples and telling them, “The Son of Man is to be handed over to men and they will kill him, and three days after his death the Son of Man will rise.” But they did not understand the saying, and they were afraid to question him.

They came to Capernaum and, once inside the house, he began to ask them, “What were you arguing about on the way?” But they remained silent. They had been discussing among themselves on the way who was the greatest. Then he sat down, called the Twelve, and said to them, “If anyone wishes to be first, he shall be the last of all and the servant of all.” Taking a child, he placed it in the their midst, and putting his arms around it, he said to them, “Whoever receives one child such as this in my name, receives me; and whoever receives me, receives not me but the One who sent me.”

(http://usccb.org/bible/readings/092015.cfm)

Reflection

Jesus is so patient with the disciples. Having asked them the question about his own identity, he teaches them about what “the Christ” really means. But the disciples don’t get it. In this Sunday’s gospel Jesus for a second time predicts his passion and death. The disciples still don’t get it! The “wicked” in the first reading try the patience of the “just one.” It seems as though the disciples in the gospel are also trying the patience of the “just one.” We humans test God and each other all the time; our transgressions are all too evident in the world around us. It is as though we are like those wicked folks in the first reading - we push and push to see how far we can go. Undaunted, God does “take care of” us, but not in the way we think. God did not spare the Son from “revilement and torture”; God delivered him by raising him from death. The same is true for Jesus’ disciples. We will be tested and God will care for us, too. But along the way we can expect others to revile us, too. Being a disciple means that we will be obnoxious to some people (those for whom transgression is a way of life). This is the risk of discipleship. Jesus uses the model of a little child to illustrate his point. Children are innocent and without pretensions. They naturally embody what “least of all” means. This also illustrates to what extent the disciple is to become the “servant of all” by receiving even the “least of all.” The total self-emptying that enables one to receive the “least of all” describes the disciple. This is how we receive Jesus - by receiving the least. No one is insignificant. Everyone is worth dying for. The scandal of this gospel is that Jesus, the leader and teacher of the disciples, will be reduced to the least when he is handed over and dies. How do the disciples react to this scandalous teaching? They argue among themselves about who is the greatest! Jesus rightly reduces them to silence. The disciples do not understand greatest and least, first and last, servant of all. They do not understand that Jesus’ own death is a call to die to self, to choose to become the greatest by being the least. Confronted with this saving mystery, we ought to all be reduced to silence - but now for the right reason.

To the point: The scandal of this gospel is that Jesus, the leader and teacher of the disciples, will be reduced to the least when he is handed over and dies. How do the disciples react to this scandalous teaching? They argue among themselves about who is the greatest! Jesus rightly reduces them to silence. The disciples do not understand greatest and least, first and last, servant of all. They do not understand that Jesus’ own death is a call to die to self, to choose to become the greatest by being the least. Confronted with this saving mystery, we ought to all be reduced to silence - but now for the right reason.


(Source: Living Liturgy 2015)