Lịch phụng vụ CN 34 – Lễ Chúa Kitô vua vũ trụ - năm B



Chúa Nhật thứ 34 – Lễ Chúa Kitô vua vũ trụ - năm B

Thứ Hai trong tuần 34 thường niên ngày 23 tháng 11
Bài đọc: Đn 1, 1-6. 8-20
Đáp ca: Đn 3, 52. 53. 54. 55. 56
Phúc âm: Lc 21, 1-4

Thứ Ba trong tuần 34 thường niên ngày 24 tháng 11, thánh Andre Dũng Lạc, linh mục và các bạn tử đạo.
Bài đọc: Kn 3, 1-9
Đáp ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Phúc âm: 1 Cr 1, 17-25

Thứ Tư trong tuần 34 thường niên ngày 25 tháng 11
Bài đọc: Đn 5, 1-6, 13-14, 16-17, 23-28
Đáp ca: Đn 3, 62. 63. 64. 65. 66. 67
Phúc âm: Lc 21, 12-19

Thứ Năm trong tuần 34 thường niên ngày 26 tháng 11, lễ tạ ơn.
Bài đọc I:  Hc 50, 24-26
Đáp ca: 1 Sb 29, 10bc. 11. 12
Bài đọc II:  1 Cr 1, 3-9
Phúc âm: Lc 17, 11-19

Thứ Sáu trong tuần 34 thường niên ngày 27 tháng 11
Bài đọc: Đn 7, 2-14
Đáp ca: Đn 3, 75. 76. 77. 78. 79. 80. 81
Phúc âm: Lc 21, 29-33

Thứ Bảy trong tuần 34 thường niên ngày 28 tháng 11
Bài đọc: Đn 7, 15-27
Đáp ca: Đn 3, 82. 83. 84. 85. 86. 87
Phúc âm: Lc 21, 34-36

Chúa Nhật thứ 1 mùa vọng năm C, ngày 29 tháng 11
Bài đọc I: Gr 33, 14-16
Đáp ca: Tv 24, 4bc-5ab. 8-9. 10 và 14
Bài đọc II: 1 Tx 3, 12 - 4, 2
Phúc âm:  Lc 21, 25-28, 34-36


HỌC HỎI KINH THÁNH

Chúa Nhật 1 mùa vọng năm C
Phúc âm: Lc 21, 25-28, 34-36
25 “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các vì sao. Dưới đất, muôn dân sẽ lo lắng hoang mang trước cảnh biển gào sóng thét.26 Người ta sợ đến hồn xiêu phách lạc, chờ những gì sắp giáng xuống địa cầu, vì các quyền lực trên trời sẽ bị lay chuyển.27 Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.28 Khi những biến cố ấy bắt đầu xảy ra, anh em hãy đứng thẳng và ngẩng đầu lên, vì anh em sắp được cứu chuộc.”
34 “Vậy anh em phải đề phòng, chớ để lòng mình ra nặng nề vì chè chén say sưa, lo lắng sự đời, kẻo Ngày ấy như một chiếc lưới bất thần chụp xuống đầu anh em,35 vì Ngày ấy sẽ ập xuống trên mọi dân cư khắp mặt đất.36 Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.”
(Bản dịch nhóm CGKPV)
Suy niệm
1. Khi bắt đầu Năm Phụng vụ mới, Hội Thánh đã dùng những lời Tin Mừng hôm nay để đẩy chúng ta tới trước, chứ không muốn chúng ta dừng lại và bằng lòng với một bảng tổng kết nào đó. Chúng ta còn phải đi tới trước, để đón gặp Đức Kitô vì Người đang đến. Sự chấm dứt của lịch sử được liên kết với sự đảo lộn của tất cả những gì cho tới nay được coi là cố định và chắc chắn và liên kết với việc Con Người ngự đến trong vinh quang. Tất cả các thực tại vẫn có cho đến nay không có độ chắc vĩnh cửu, nên ta không thể tín nhiệm vào chúng vô điều kiện, và chúng không thể được dùng như những điểm quy chiếu không phải nghĩ ngợi. Tiếng nói cuối cùng về tất cả lịch sử con người và mọi yếu tố của lịch sử này thuộc về Con Người  khi Người đến trong vinh quang Thiên Chúa.
2. Con Người đã đi qua đau khổ và cái chết nhưng rồi đã trỗi dậy từ cõi chết. Người sẽ tỏ mình ra trước mắt mọi người trong phẩm cách đích thực của Người. Sự tỏ mình ra của Người và quyền chúa tể hữu hình của Người, quyền chúa tể duy nhất và vô biên chính là mục tiêu của toàn thể lịch sử nhân loại. Cho dù lịch sử này đã bị cày xới liên tục bởi các tai ương và sức mạnh hủy hoại, cuối cùng nó vẫn không phải là một tai ương. Thiên Chúa cho phép vô số chuyện lạ lùng và không hiểu được xảy ra, nhưng tiếng nói cuối cùng của Ngài trên lịch sử con người là sự mạc khải Con Người. Người sẽ xuất hiện ra trong vinh quang của Chúa Cha, trong vẻ xán lạn uy hùng ngang bằng Thiên Chúa. Lịch sử nhân loại có thể có vẻ còn quá tăm tối và đang đi đến chỗ tiêu vong, nhưng cuối cùng có Con Người, Đấng đã chia sẻ trọn vẹn định mệnh con người, nay đến trong vinh quang chói lọi và trong sự hiệp thông phong phú với Thiên Chúa là Cha Người.
3. Với bài diễn từ này, Đức Giêsu xác định cách sống của các môn đệ Người trong khoảng thời gian đi từ cuộc Phục Sinh của Người cho đến ngày Người trở lại. Người sẽ không hiện diện hữu hình với họ nữa; họ sẽ phải tiếp tục hành trình trong sự hiểu biết giới hạn về các thực tại trần thế, nhưng cũng trong xác tín vững vàng vào cuộc chiến thắng chung cuộc của Chúa mình. Họ “hãy đứng vững và ngẩng đầu lên”. Nhưng cũng phải biết đề phòng những quyến rũ đam mê xấu. Cuối cùng họ “hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn”.
4. Lời cầu nguyện chân thật đưa chúng ta đến gần Thiên Chúa và điều gì đưa tới với Thiên Chúa thì không thể tách chúng ta khỏi những người khác. Chúng ta không nhìn lên mây xanh, nhưng nhìn tới anh chị em mình. Chúng ta không cần phải lo lắng về chuyện sẽ xảy ra vào lúc cùng tận, nhưng phải bận tâm đến tình trạng cùng quẫn của những người sống chung quanh chúng ta. Khi bảo chúng ta tỉnh thức, Đức Giêsu muốn chúng ta nhận thấy những nhu cầu của anh chị em chúng ta.
(Lm PX Vũ Phan Long, ofm)

First Sunday of Advent – Year C
Gospel: Lk 21:25-28, 34-36
Jesus said to his disciples: “There will be signs in the sun, the moon, and the stars, and on earth nations will be in dismay, perplexed by the roaring of the sea and the waves. People will die of fright in anticipation of what is coming upon the world, for the powers of the heavens will be shaken. And then they will see the Son of Man coming in a cloud with power and great glory. But when these signs begin to happen, stand erect and raise your heads because your redemption is at hand. “Beware that your hearts do not become drowsy from carousing and drunkenness and the anxieties of daily life, and that day catch you by surprise like a trap. For that day will assault everyone who lives on the face of the earth. Be vigilant at all times and pray that you have the strength to escape the tribulations that are imminent and to stand before the Son of Man.”
(http://usccb.org/bible/readings/112915.cfm)

Reflection
One of the largest sections in bookstores features romance novels. Go to any e-book website and romance novels are a prominent category. Romance is a frequent theme of movies. Romance is all around us. And why not? Love is a beautiful thing! We human beings can hardly be emotionally and spiritually healthy without it. But with what kind of love do the various media bombard us? All too often, it is a very selfish love, a love that satisfies one person at the expense of others. Selfishness is diametrically opposed to what love is. Selfishness is diametrically opposed to what holiness is. At first glance the gospel for this Sunday does not seem to be about love - or about holiness. Yet, underneath Jesus’ prediction of events at the end of time, he is telling us a special story - a love story.
At first reading, it seems as though the gospel is only about tribulations and calamities and fear. Yes, right now, today, tribulations, wars, natural calamities are upon us. We can cringe in fear or “stand erect” in hope. Jesus tells us not to fear what calamities might do to us, but to be “vigilant” for his coming. He comes with redemption not only in glory at the end of time, but right now, today. And here is where the love story is endlessly told - in Jesus’ abiding Presence to us. We are redeemed - renewed and made whole in our relationship with God - by God’s altogether new act on behalf of humankind: our “redemption is at hand.” We are vigilant for Christ’s coming not because of fear of the calamities that might assail us, but because our “redemption is at hand.” God’s love story narrated to us through the divine Son Jesus Christ is not about the kind of love we might read in romance novels, but is a holy love emanating from God’s very being. Holy love is the opposite of selfish love. Holy love is possible when there is a right relationship between God and us, measured by our right relationship with each other. Holy love is the caring exchange between Person and person whose regard for the other is at the very center of the relationship. We are redeemed by God’s holy love. We are “blameless in holiness” (second reading) when we love as God loves us.
One sign of the Son of Man’s redeeming Presence is that we are growing in love. Despite appearances to the contrary (disaster and destruction generated both by natural forces and human choices), God’s plan and purpose are directed toward redemption and life. We need to read the right signs - new life in the midst of seeming destruction, the glory of the Son of Man coming into the darkness, the love of Christ growing in our hearts. We need to be attentive to holy love. The vigilance to which Jesus calls is possible when we embrace his Presence with holy love.
To the point: Right now, today, tribulations, wars, natural calamities are upon us. We can cringe in fear or “stand erect” in hope. Jesus tells us not to fear what calamities might do to us, but to be “vigilant” for his coming. He comes with redemption not only in glory at the end of time, but right now, today.
 (Source: Living Liturgy 2016)